Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dùng nước suối nhiều ngày, đỉa dài 5 cm sống trong mũi bé 4 tuổi

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cảnh giác, chỉ nên cho trẻ sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, đã được lọc sạch.

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa gắp thành công một con đỉa dài khoảng 5cm, sống khoảng 3 tuần trong khoang mũi bé trai 4 tuổi.

Mẹ bệnh nhân Nguyễn Quốc K., (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Do dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhà lại neo người nên chị phải gửi con về Hòa Bình cho ông bà trông con giúp.

Ở quê ông bà hay lấy nước suối về dùng sinh hoạt hàng ngày, K. về ở cùng ông bà được 3 tuần thì có hiện tượng chảy máu mũi phải nhiều lần, hiện tượng này càng này càng tăng không giảm.

Sau đó, k. được bố mẹ đưa đi khám tại bệnh viện đa khoa huyện chương mỹ qua nội soi phát hiện cháu bé có dị vật trong mũi, máu chảy ra nhiều không cầm máu được. trong khi đó, cháu bé không hợp tác trong điều trị nên cháu được chuyển thẳng lên bệnh viện đa khoa hà đông trong tình trạng cấp cứu.

Sau khi thăm khám, kiểm tra và các bác sĩ tiến hành nội soi, và chỉ định các xét nghiệm cơ bản. kết quả chẩn đoán bệnh nhi chảy máu mũi phải, theo dõi dị vật di động mũi phải. bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.

Bs nguyễn thu thư - phó trưởng khoa tai mũi họng cho biết: các bác sĩ tiến hành gây mê, nội soi hút sạch hốc mũi, cầm các điểm chảy máu bằng dụng cụ điện và thấy có dị vật sống trong mũi bệnh nhân bám dọc ngách văn mũi, sát vòm họng.

Dị vật sau đó được xác định là 1 con đỉa có kích thước dài 5cm, to bằng đầu đũa. Con đỉa đã sống ký sinh trong mũi bệnh nhân nhiều ngày, mềm, trơn, nấp vào các xoang mũi nên rất khó gắp ra.

Dị vật (con đỉa) được gắp ra từ mũi của bé trai 4 tuổi.

Bằng sự tập trung, khéo léo, bác sĩ sử dụng ống hút, hút thành công, lấy được con đỉa ra khỏi mũi bệnh nhân. sau khi dị vật được lấy ra, bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng, sau khi tiến hành thủ thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

BS. Nguyễn Thu Thư cũng khuyến cáo: Trên cơ thể người có nhiều vị trí ký sinh trùng có thể xâm nhập và sống ký sinh gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như ngạt mũi, chảy máu... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó nếu người dân sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và sử dụng nước suối, ao, hồ có hiện tượng chảy máu mũi hoặc ho kéo dài, nghẹt thở, chảy máu cam, chảy máu đường tiết niệu, chảy máu ở mắt sợ ánh sáng... nên đi khám, nội soi nhằm loại trừ trường hợp ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, đã được lọc sạch.

Ngoài ra, khi đi chơi, bơi lội ở nơi có sông, suối nên cảnh giác tình trạng đỉa, vắt, chui vào và ký sinh trong cơ thể. tuyệt đối không tự lấy dị vật ra vì có thể sẽ làm dị vật đi sâu hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc vô tình làm tổn thương niêm mạc đường thở.

Đào Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dung-nuoc-suoi-nhieu-ngay-dia-dai-5-cm-song-trong-mui-be-4-tuoi-n196246.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY