Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng Thuốc theo lời đồn

Mong rằng, lời khuyên của thầy Thuốc nói trên nhanh chóng lan tỏa đến nhiều người, góp phần hạn chế những lời đồn.
Những ngày gần đây, thông tin về cây hoa nở ngày đất được lan truyền rầm rộ trên các trang mạng xã hội, trước đó là những tin đồn theo kiểu rỉ tai. Theo đó, cây này có công dụng “rất tốt” trị bệnh gútđái tháo đường.

Tại TP.HCM, cây hoa nở ngày đất được bán khắp nơi, ở các con đường: Cộng Hòa, Điện Biên Phủ, Kha Vạn Cân… Giá một ký tươi từ 80.000 -100.000 đồng, ký khô khoảng 200.000 đồng. Không những thế, nhiều trang mạng xã hội cũng tranh thủ bán loại cây này, với những phân tích công dụng kỳ diệu của nó.

Một lương y khá nổi tiếng than phiền: “Có ngày tôi nhận đến hàng chục cuộc điện thoại hỏi thăm công dụng thật sự của cây nở ngày đất, thứ cây chưa có nghiên cứu nào về tác dụng chữa bệnh gút và đái tháo đường”.

Một số nhà nghiên cứu thực vật học, thầy Thuốc y học cổ truyền đã lên tiếng cảnh báo về những thông tin chưa chính xác (thực chất là tin đồn không có tính thuyết phục) khi nói đến công dụng của cây nở ngày đất. Tuy nhiên, hình như tin đồn vẫn “áp đảo” về tính lan truyền, loại cây này vẫn được bán tràn lan ở nhiều đường phố, nhiều trang mạng.

Về mặt nào đó, việc khá nhiều người tin vào tin đồn để dùng Thuốc chữa bệnh (đặc biệt là bệnh khó, bệnh nan y) là một hiện tượng xã hội tồn tại rất nhiều năm qua, dai đẳng chưa hứa hẹn bao giờ kết thúc. Nguy hiểm hơn, tin đồn trước kia thường lan truyền chậm, nay nhờ có các phương tiện: điện thoại di động, internet… nó lan tỏa với tốc độ khủng khiếp.

Cũng không loại trừ có những kẻ đứng đằng sau những tin đồn này để trục lợi nhằm bán cây Thuốc, vị Thuốc được nhiều với giá cao bất thường. Thường những tin đồn này dựa vào một phần của sự thật nào đó, chẳng hạn như có kết quả xét nghiệm, phân tích cây Thuốc, vị Thuốc có hoạt chất có ích nào đó: chống khối u, ức chế tế bào ung thư… để rồi tung hô công dụng chữa bệnh của nó. Thực ra, từ kết quả xét nghiệm ban đầu đến công dụng thực sự trên người bệnh là hai vấn đề có khi rất xa nhau.

Đơn cử, vài năm gần đây, cây được gọi là xáo tam phân được cho là “ức chế năm dòng tế bào ung thư”, lời đồn thổi bùng lên và hậu quả: những cánh rừng bị quần nát, giá cây “xáo tam phân này” bị đẩy lên hàng triệu đồng một ký, vì nhiều người tin nó có thể chữa khỏi ung thư. Thế mà, cho đến này công dụng chữa bệnh cây này thực sự chưa có nghiên cứu nào, các tài liệu cổ cũng không nhắc đến.

Cũng cách nay chưa lâu, có người gọi điện đến tòa soạn SK&ĐS cuối tuần hỏi về nấm lim xanh được quảng cáo chữa ung thư, thứ mà người hỏi vừa mua một ký với nhiều triệu đồng. Đây cũng là cây Thuốc chỉ mới có những nghiên cứu bước đầu, chưa rõ công dụng trên lâm sàng trong điều trị ung thư.

Như vậy, tin đồn được lan tỏa do: đánh đúng vào tâm lý người dân là “có bệnh vái tứ phương”. Người mua, ngoài sự nhẹ dạ cả tin, còn có ý nghĩ là dùng thử nếu không được thì thôi, chỉ mất một số tiền. Trong các tin đồn, rất nhiều loại tin không loại trừ vấn đề trục lợi.

Một bác sĩ giàu kinh nghiệm nói: “Nghe lời đồn chữa bệnh, nhiều khi người bệnh không chỉ mất tiền mà còn bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh sớm hiệu quả hơn. Thậm chí, do dùng không đúng Thuốc, bệnh sẽ trở nặng”.

Bác sĩ này nói thêm: “Người dân cần bình tĩnh trước tin đồn; cần hỏi những thầy Thuốc có kinh nghiệm khi bỏ tiền ra mua cây Thuốc hay lựa chọn phương pháp điều trị lạ nào đó”.

Mong rằng, lời khuyên của thầy Thuốc nói trên nhanh chóng lan tỏa đến nhiều người, góp phần hạn chế những tin đồn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-thuoc-theo-loi-don-13909.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY