Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dược thiện tăng cường miễn dịch cho người bị viêm nhiễm đường hô hấp

Chứng lây nhiễm qua đường hô hấp(kể cả COVID-19) thuộc chứng ngoại tà ôn bệnh, ôn dịch trong Y học cổ truyền. Bệnh dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt làm tổn thường chân âm và tân dịch. Bên cạnh dùng Thu*c, người bệnh nên ăn các thức thanh nhiệt tiêu đàm, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn virus mạnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp là ho khan, sốt, ho, thở mệt… thuộc chứng ngoại tà ôn bệnh, ôn dịch trong Y học cổ truyền. Nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém, ăn uống không phù hợp đều là tác nhân gây bệnh khiến bệnh nặng thêm, điều trị lâu…

triệu chứng điển hình của bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp (kể cả covid-19) là ho khan, sốt, ho, thở mệt… thuộc chứng ngoại tà ôn bệnh, ôn dịch trong y học cổ truyền.

 theo đông y phế âm hư phần nhiều do tân dịch bị suy giảm khi nhiễm ngoại tà dễ dẫn đến ho khan ho không có đờm, khi âm càng hư suy không chế ngự được hỏa tà mà gây ho sốt… đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng“âm dương”, cơ thể nội nhiệt dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn. bên cạnh dùng Thu*c, người bệnh nên ăn các thức thanh nhiệt tiêu đàm, ức chế vi khuẩn virus mạnh. dưới đây là một số món ăn bổ mát, hỗ trợ chữa viêm đường hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh như corona virus.

Rau tần ô (cải cúc) nấu canh với thịt, cá hoặc luộc ăn. Tác dụng kiện tỳ vị, giáng hỏa, tiêu đàm. Chữa ho đàm ho khan, ho đàm nhiệt khó thở, viêm họng...

Rau má nấu canh với cá hoặc thịt xay. Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, thanh phế dưỡng âm giải độc, lợi tiểu. Chữa phế nhiệt ho khan, sốt ho viêm phế quản viêm họng, mụn nhọt.

Rau má nấu canh với thịt nạc thanh nhiệt, mát gan, thanh phế dưỡng âm giải độc, lợi tiểu. Chữa phế nhiệt ho khan, sốt ho viêm phế quản viêm họng, mụn nhọt.

Cải canh (cải cay) nấu canh với thịt cá hoặc luộc ăn. Tác dụng hóa đàm, thông kiếu, an tỳ thận. Chữa ho khan, ho đàm, ho đàm thở rốc, viêm họng phát sốt.

Củ cải hầm thịt cá, nấu canh hoặc luộc ăn. Tác dụng long đờm, tiêu thũng, thông ứ trệ. Chữa ho khan, ho tức ngực sườn, bụng đầy chậm tiêu.

Củ cải nấu thịt t ác dụng long đờm, tiêu thũng, thông ứ trệ. Chữa ho khan, ho tức ngực sườn, bụng đầy chậm tiêu.

Mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt, nấm mèo, đậu phụ nấu canh hoặc luộc xào ăn. Tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, trừ nội nhiệt bổ hư tổn. Chữa ho khan, hong khô sốt nhẹ về chiều, ho tức ngực...

Giá đậu xanh nấu canh chua, hoặc luộc xào ép nước uống. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, tiêu độc chỉ khát, tiêu thực. Chữa đau họng phế nhiệt ho khan, khàn tiếng, bụng đầy, đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, cholesterol máu cao, viêm thanh quản, đau mỏi…

Mướp hương nấu canh với cua hoặc thịt cá. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm. Chữa phế nhiệt gây ho, viêm họng; đại tràng nhiệt gây táo bón; mụn nhọt…

Mướp hương nấu canh cua thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm. Chữa phế nhiệt gây ho, viêm họng; đại tràng nhiệt gây táo bón; mụn nhọt…

Bí đao nấu canh cá thịt hoặc luộc ăn. Tác dụng giải khát, mát tim trừ nóng nhiệt, giảm phù, thông tiểu. Chữa nội nhiệt tâm phế nhiệt, ho khan viêm họng, táo bón...

 Rau diếp (xà lách) ăn sống, ăn lẩu, sốt cà chua luộc hoặc xay sinh tố. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc nhuận phế, dễ ngủ. Chữa ho đau họng phát sốt, ho khan ho cơn…

    lưu ý: nếu ho khan ho cơn, đàm vàng là phế nhiệt phế hỏa thịnh, ngoài món ăn bài Thu*c trên cần tăng cường ăn rau củ quả nước trái cây tươi bổ mát như: nước mía, bột sắn dây, nước mơ, dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi… tránh món ăn khô cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ chiên xào khó tiêu.

Khi sốt kéo dài, khí huyết đều hư người sợ lạnh, nên ăn thức ăn bổ dễ tiêu. Tránh thức ăn sống lạnh, chua đắng quá, các món rau củ trên khi nấu canh luộc cho thêm gia vị cay ấm như gừng hành tỏi. Trẻ em và người già yếu nên ăn các món bổ dưỡng, lỏng, dễ tiêu như cháo đậu xanh, đậu đen; canh rau ngót, khoai tím, khoai mỡ, cải soong, rau mầm...  

BS. Trúc Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-tang-cuong-mien-dich-cho-nguoi-bi-viem-nhiem-duong-ho-hap-n192836.html)

Tin cùng nội dung

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Trong y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân là do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc.
  • Có tới 75% nữ giới bị viêm nhiễm ít nhất 1 lần trong đời. Vậy nên, các bạn gái cần chú ý về cách phòng tránh để cô bé luôn khỏe mạnh nhé!
  • Ở độ tuổi 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm nên 85% phụ nữ mắc hội chứng tiền mãn kinh với mức độ khác nhau...
  • Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, V*ng k*n có mùi hôi... ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.
  • “Thịt dê bổ hình”, đó là câu nói nổi tiếng của Lý Cảo Chi, danh y Trung Quốc.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường, số lượng những người có axit uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY