Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Flurazepam - Thuốc gây ngủ, an thần, giãn cơ, chống co giật

Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, vì độ an toàn và tác dụng của Thuốc ở lứa tuổi này chưa được xác định.

Tên quốc tế: Flurazepam.

Loại Thuốc: Thuốc ngủ.

Dạng và hàm lượng

Hàm lượng và liều lượng được tính theo flurazepam dihydroclorid.

Nang (muối dihydroclorid): 15 mg, 30 mg.

Viên nén (muối monohydroclorid): 15 mg, 30 mg.

Tác dụng

Gây ngủ, an thần, giãn cơ và chống co giật.

Chỉ định

Ðiều trị các trường hợp mất ngủ (dùng trong thời gian ngắn).

Chống chỉ định

Quá mẫn với flurazepam, suy hô hấp, suy phổi cấp, ở các trạng thái sợ hãi, ám ảnh hoặc bị loạn thần mạn tính, loạn chuyển hóa porphyrin.

Người mang thai.

Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, vì độ an toàn và tác dụng của Thuốc ở lứa tuổi này chưa được xác định.

Thận trọng

Người có bệnh ở đường hô hấp, yếu cơ, có tiền sử nghiện Thuốc, suy chức năng thận và gan.

Người vận hành máy móc hoặc điều khiển các xe có động cơ. Cơn buồn ngủ có thể vẫn còn dai dẳng đến ngày hôm sau nên sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ.

Nguy cơ phụ thuộc Thuốc và chứng cai Thuốc:

Sự phụ thuộc Thuốc thường xảy ra sau khi dùng các benzodiazepin liên tục, ngay cả ở liều điều trị trong thời gian ngắn, đặc biệt với những người có tiền sử nghiện Thuốc, nghiện rượu hoặc bị rối loạn nhân cách. Do đó sau khi dùng các benzodiazepin liên tục (thậm chí trong ít tuần), không được ngừng Thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng rồi mới ngừng hẳn.

Thời kỳ mang thai

Flurazepam và chất chuyển hóa có hoạt tính qua được nhau thai và có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

Sử dụng lâu dài các benzodiazepin trong thời kỳ mang thai có thể gây phụ thuộc Thuốc với các triệu chứng cai Thuốc ở trẻ sơ sinh.

Dùng các Thuốc ngủ benzodiazepin trong những tuần cuối của thời kỳ mang thai có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh.

Chống chỉ định flurazepam cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Những nghiên cứu để kiểm tra xem flurazepam có bài tiết được vào sữa mẹ hay không còn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên Thuốc này và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó rất có khả năng tiết được vào sữa mẹ.

Theo chỉ dẫn chung, người mẹ uống flurazepam không nên cho con bú.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Chóng mặt, buồn ngủ, lảo đảo, mất điều hòa, ngã.

Ít gặp

Ngủ lịm, mất phương hướng, đau đầu, hôn mê, ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, bồn chồn, nói nhiều, lo âu, bực tức, mệt mỏi, đánh trống ngực, đau ngực, đau khớp, đau người, rối loạn Sinh d*c - tiết niệu.

Hiếm gặp

Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, khó tập trung, nhìn mờ, bỏng rát ở mắt, ngất, hạ huyết áp, hụt hơi, ngứa, nổi ban ở da, khô miệng, đắng miệng, tiết nước bọt nhiều, chán ăn, hưng cảm, trầm cảm, nói lắp, lú lẫn, bồn chồn, ảo giác, kích động,

Tăng SGOT, SGPT, bilirubin trực tiếp và toàn phần, phosphatase kiềm.

Liều lượng và cách dùng

Thuốc dùng theo đường uống.

Người lớn: Uống 15 - 30 mg khi đi ngủ.

Với người cao tuổi và những người bị suy nhược liều tối đa ban đầu 15 mg đã được dùng.

Tương tác

Tác dụng của rượu và các chất ức chế hệ thần kinh trung ương khác sẽ tăng nếu dùng đồng thời với flurazepam. Tương tác này có thể còn tiếp tục sau khi đã ngừng flurazepam vài ngày, cho tới khi nồng độ các sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của Thuốc này trong huyết thanh giảm xuống.

Bảo quản

Bảo quản viên nén và nang flurazepam trong những bao bì kín, tránh ánh sáng và giữ ở nhiệt độ thích hợp là 15 - 300C.

Quá liều và xử trí

Các biểu hiện quá liều flurazepam là ngủ gà, lú lẫn và hôn mê.

Trong tất cả các trường hợp quá liều, người bệnh cần được theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp.

Phải tiến hành rửa dạ dày ngay cùng với những chỉ định điều trị hỗ trợ chung. Phải đảm bảo thông khí, truyền dịch. Có thể giải quyết hạ huyết áp và ức chế hệ thần kinh trung ương bằng cách lựa chọn các Thuốc điều trị thích hợp. Ích lợi của phương pháp thẩm phân còn chưa được xác định.

Nếu người bệnh xuất hiện kích thích do dùng quá liều flurazepam, không được điều trị bằng barbiturat. Giống như cách xử trí quá liều với bất kỳ Thuốc nào, phải nhớ rằng có thể người bệnh đã dùng nhiều loại Thuốc.

Flumazenil chất đối kháng thụ thể benzodiazepin được chỉ định dùng để giải quyết toàn bộ hoặc một phần các tác dụng an thần của trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ quá liều một benzodiazepin. Flumazenil chỉ được dùng như một chất phụ trợ để điều trị quá liều các benzodiazepin.

Sau khi điều trị với flumazenil, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi thêm về tác dụng tái an thần gây ngủ, ức chế hô hấp và các tác dụng còn lại khác của ben-
zodiazepin trong một khoảng thời gian cần thiết nữa. Người thầy Thuốc cần biết về nguy cơ xảy ra động kinh liên quan đến việc dùng flumazenil, đặc biệt ở những người bệnh đã sử dụng benzodiazepin một thời gian dài.

Quy chế

Thuốc hướng tâm thần.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/f/flurazepam/)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc an thần là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều Thuốc dùng trong các chứng rối loạn tâm thần chung. Thuốc chống loạn thần là một khái niệm hẹp hơn, chỉ các Thuốc dùng trong bệnh tâm thần phân liệt.
  • Người mắc bệnh hen phế quản - một chứng bệnh có căn nguyên dị ứng, nên cơ địa họ rất nhạy cảm với các loại Thuốc điều trị.
  • Thuốc là con dao hai lưỡi, có khả năng gây nên nhiều loại tác dụng phụ khác nhau. Một trong những tác dụng mặt trái của Thuốc là gây run tay chân,
  • Trên số báo 92 ra ngày 11/6, chúng tôi đã giới thiệu một số thực phẩm thông dụng hàng ngày với thể bệnh can thận âm hư.
  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Nếu heo bị tiêm Thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, thịt sẽ tồn dư Thuốc khiến người ăn có thể bị giãn nở mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm.
  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY