Bé chào đời hôm nay

Gây tê ngoài màng cứng và 8 điều cần biết

Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, quá trình lâm bồn sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Đẻ không đau: Tất tật những điều mẹ bầu cần biết!

Xem tận mắt quá trình gây tê màng cứng

Ảnh mẹ "2 nách cho 3 con bú" gây thích thú dân mạng

Bộ ảnh mẹ ngực trần cho con bú giữa thiên nhiên gây “sốt”

tuy nhiên có thể mẹ chưa biết rằng gây tê ngoài màng cứng (gtmnc) cũng có thể xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ, đôi khi lại kéo dài thời gian sinh.

GTNMC là biện pháp giảm đau được các mẹ chọn nhiều nhất

Ngoài gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu còn có một số lựa chọn khác để giảm bớt cơn đau khi sinh như massage nhẹ nhàng hay dùng Thu*c giảm đau. tuy nhiên không thể phủ nhận được gây tê ngoài màng cứng vẫn là phương pháp hiệu quả hơn về nhiều mặt. gây tê ngoài màng cứng không cắt bỏ hoàn toàn cơn đau nhưng có thể giúp mẹ ‘bền sức’ hơn do chất gây tê được đưa vào các khoang của tủy sống (hay còn gọi là màng cứng) chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây ‘tê liệt’ các cơ bắp cần thiết khi sinh.

gay te ngoai mang cung va 8 dieu can biet - 1

GTNMC là biện pháp giảm đau được các mẹ chọn nhiều nhất hiện nay. (Ảnh minh họa)

Không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp GTNMC

Nếu mẹ không may đang mắc phải một trong số các bệnh như: nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng trong máu), có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì gây tê ngoài màng cứng cũng không phải là một lựa chọn phù hợp để giảm đau khi sinh con.

GTNMC có thể làm chậm lại hoặc đẩy nhanh quá trình sinh

Nếu mẹ đã có dấu hiệu đau bụng thì gây tê ngoài màng cứng lúc này sẽ khiến các cơ bắp vùng chậu được ‘thư giãn’, *m đ*o sẽ giãn ra nhanh hơn, kết quả là đẩy nhanh quá trình sinh. ngược lại, nếu chất gây tê được đưa vào cơ thể mẹ quá sớm thì lại có thể làm chậm quá trình sinh thậm chí tới 20 phút.

Không có tác dụng ‘ngay lập tức’

Giống như hầu hết các loại Thu*c gây tê, gây tê ngoài màng cứng cũng cần có thời gian để bắt đầu phát huy tác dụng. vì vậy, mẹ đừng nên hy vọng rằng cảm giác đau sẽ biến mất ngay sau khi bác sỹ gây tê. thông thường sẽ cần từ 10 tới 15 phút để chất gây tê có tác dụng đầy đủ.

GTNMC cũng có thể có tác dụng phụ và biến chứng

Một số tác dụng phụ có khả năng xảy ra cao nhất khi sinh con bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể bao gồm: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu. Mặc dù khá hiếm nhưng biện pháp này cũng có thể gây nhiễm trùng tủy sống, đôi khi có thể gây sốt.

gay te ngoai mang cung va 8 dieu can biet - 2

Tác dụng phụ của GTNMC có thể bao gồm: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu. (Ảnh minh họa)

Một biến chứng khác có thể xảy ra trong trường hợp bác sỹ gây tê không tìm thấy khoang ngoài màng cứng và ‘chọc thủng’ các màng cứng. trong trường hợp này sản phụ có thể sẽ bị nhức đầu dữ dội, nôn và mờ mắt trong từ 2 tới 3 tuần. nếu việc chọc thủng màng cứng này không được phát hiện kịp thời và toàn bộ liều Thu*c tê vẫn được đưa và cơ thể, mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp, khó khăn khi nói chuyện và hít thở.

GTNMC không ảnh hưởng tới em bé

Các loại Thu*c gây tê dùng trong quá trình sinh nở thường an toàn và không ảnh hưởng đến em bé, nhưng có thể làm giảm huyết áp của người mẹ trong vài phút đầu tiên. do vậy, thông thường khi sản phụ chọn phương pháp này khi sinh, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao cả mẹ và em bé trong suốt thời gian sinh.

Hạn chế cử động của mẹ

Bởi vì Thu*c gây tê ngoài màng cứng khiến mẹ bị tê vùng lưng và phía dưới nên ngay sau khi sinh, mẹ có thể gặp khó khăn khi đi hay đứng thẳng.

Gây tê ngoài màng cứng không tăng khả năng phải đẻ mổ

Nhiều mẹ bầu lo lắng việc sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể tăng nguy cơ phải đẻ mổ, tuy nhiên thực tế không có bất kỳ nghiên cứu hay thống kê nào chứng minh cho kết luận này. bên cạnh đó, theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ cynthia wong, phó giáo sư khoa gây mê đại học y khoa northwestern thì tỷ lệ những người sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nguy cơ sinh mổ thấp hơn nhiều (thậm chí, thời gian sinh nở còn ngắn hơn) những người sử dụng Thu*c giảm đau.

Linh Hương (Thehealthsite)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/gay-te-ngoai-mang-cung-va-8-dieu-can-biet-c85a223222.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY