Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Gãy xương do chơi vật tay: Không cái dại nào bằng cái dại này

Vật tay là trò thi đấu được nhiều thanh niên ưa thích. Tuy nhiên hành động này có thể mang lại những thương tổn vĩnh viễn do chấn thương vì gãy xương.

Vật tay là trò thi đấu được nhiều thanh niên ưa thích. Tuy nhiên hành động này có thể mang lại những thương tổn vĩnh viễn do chấn thương vì gãy xương.

Những T*i n*n do gãy xương vì vật tay

Mới đây, Vnexpress đăng tin, một nam thanh niên 19 tuổi đã phải nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí do bị gãy xương cánh tay khi chơi trò vật tay. Theo bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình và Bỏng của bệnh viện cho biết, phần cánh tay bị gãy 1/3, phần xương cánh tay bị gãy vặn xoắn đoạn 8 cm, lệch nhiều, ổ gãy nhiều máu tụ.

Phim chụp X-quang cánh tay bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Ảnh: Vnexpress

Các bác sĩ đã làm phải phẫu thuật làm sạch ổ gãy, đặt lại xương và cố định lại xương cánh tay bằng nẹp vít. Bệnh nhân sẽ cần tới 6 tháng để hồi phục.

Trường hợp tương tự gần nhất, theo Dân trí, ngày 12/4, BS Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho biết: Bệnh nhân T.T.N. (25 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM) đã nhập viện trong tình trạng cánh tay phải bị gãy. Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó nam thanh niên đã thử sức với bạn bằng trò vật tay thì bất ngờ bị gãy khi cả hai đang gắng sức.

Hình ảnh chụp phim X-quang cho thấy, xương cánh tay của bệnh nhân bị gãy chéo và xoắn rất phức tạp. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật xếp lại xương sau đó dùng nẹp vít cố định để kết hợp xương cho bệnh nhân.

Vị trí xương bị gãy xoắn nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh vận động của bàn tay nên bác sĩ buộc phải mở một đường kéo dài hết toàn bộ mặt sau cánh tay để kết hợp xương, hạn chế sang chấn đến dây thần kinh.

Phẫu thuật viên phải mở một đường dọc cánh tay để thực hiện cuộc phẫu thuật rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Ảnh: Dân trí

Những nguy hại của việc gãy xương cánh tay

Phẫu thuật viên chính là BS Võ Hòa Khánh cho biết: “Do cơ chế vật tay (2 người ngồi, đặt chéo tay vào nhau trên bàn và dùng lực kéo về phía mình) vì vậy xương bị gãy rất phức tạp, đường gãy chéo kéo dài và xoắn, nguy cơ tổn thương thần kinh quay rất cao.

Cũng theo BS Hòa Khánh, xương cánh tay là một xương lớn của chi trên, khi gãy xương cánh tay rất dễ gây biến chứng là liệt thần kinh quay (thần kinh chi phối vận động duỗi cổ tay và các ngón tay). Đa số gãy xương cánh tay đều phải phẫu thuật và nguy cơ sau mổ kết hợp xương cánh tay là khớp giả (không lành xương) nếu kết hợp xương không đúng kỹ thuật.

Hơn nữa, phẫu thuật xương cánh tay khá phức tạp, thời gian hồi phục lâu, nguy cơ di chứng ảnh hưởng vận động sau mổ ở mức cao. Nếu gãy xương kèm liệt thần kinh quay dẫn đến mất chức năng duỗi cổ tay và các ngón tay không hồi phục, bệnh nhân phải chuyển gân để phục hồi cử động duỗi cổ tay và các ngón tay.

Nhiều trường hợp, sau khi bị gãy xương cánh tay bệnh nhân chưa bị liệt thần kinh quay nhưng do sơ cứu ban đầu không đúng, không bất động cánh tay bị gãy nên xương gãy không vững có cạnh sắc nhọn đã đâm trúng, chèn ép làm liệt thần kinh quay.

Bác sĩ khuyến cáo vật tay là trò chơi nguy hiểm. Khi vật tay sẽ tạo ra sức cơ không cân đối, tư thế không đúng bẻ gãy xương tay.

Trò chơi này không chỉ làm tổn thương xương mà còn có thể gây tổn thương thần kinh quay, do thần kinh quay nằm rất sát xương. Khi đó, người bệnh có thể bị giảm khả năng vận động, hạn chế cầm nắm hoặc có thể mất vận động cánh tay.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/gay-xuong-do-choi-vat-tay-khong-cai-dai-nao-bang-cai-dai-nay-a319431.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở người lớn tuổi hay có tình trạng loãng xương nên vị trí chỗ yếu này càng yếu hơn, chỉ cần một lực tác động rất nhỏ cũng có thể gây gãy xương. Người lớn tuổi chủ yếu bị gãy cổ xương đùi trong T*i n*n sinh hoạt: trượt té trong nhà tắm,
  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY