Tâm linh hôm nay

Giá trị thâm diệu của Bát Nhã Tâm Kinh

Ý nghĩa thâm diệu Bát Nhã Tâm kinh, cần phải đề cập đến mấy luận điểm cơ bản như lý thuyết duyên sinh, vô ngã, vô thường, tính không, lý thuyết bát bất, văn tự bát nhã, phép quán chiếu bát nhã, lý luân phủ định và khẳng định

LỜI NÓI ĐẦU

Bát nhã tâm kinh là bản kinh thâu tóm mọi ý nghĩa thâm yếu và cao siêu của bộ đại tạng kinh ma ha bát nhã ba la mật đa. do bộ kinh đại bát nhã này quá lớn, quá đồ sộ, nên các vị tổ phật giáo từ xua đã cố gắng tóm lược cho ngắn lại, rút từ 300 quyển với 25.000 câu qua nhiều lần đến mức chỉ còn 260 chữ thành bản bát nhã ba la mật đa tâm kinh, tức hiện nay.

Nhưng mà phật tử việt nam thường đọc tụng hằng ngày là bản phiên âm chữ hán nên có nhiều phật tử tuy đọc tụng thuộc lòng nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của lời phật dạy. có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi. tụng như vậy, tuy có công đức nhưng do chưa hiểu hết giá trị và lợi ích lớn lao của bát nhã tâm kinh, sẽ hạn chế thành tựu công phu tu hành của mình.

Bản khảo luận này trình bày những hiểu biết qua quá trình tu học của tác giả nhằm phát tâm góp phần giúp cho những ai có cơ duyên đọc đến, có thể tìm hiểu thâm sâu ý nghĩa vi diệu của Bát Nhã Tâm Kinh, nhằm thực hiện việc hành trì tu tập được thuận lợi.

Tự nghĩ rằng do trình độ có hạn, chỉ do tự nghiên cứu, tự học tập các giáo lý của Đức Phật qua các bản kinh, luật, luận và với tấm lòng nhiệt thành muốn góp phần vào công việc hoằng dương Phật pháp, nên mới mạnh dạn viết ra tài liệu này. Thâm tâm không dám coi bản khảo luận này như một bài giảng pháp mà các vị Pháp sư và các Thầy lên giảng tòa thuyết pháp. Kính mong chư Tôn thiện đức hoan hỷ xá cho và ngưỡng mong chư Phật tử vui lòng đón nhận.

Tác giả kính ghi

PHẠM ĐÌNH NHÂN (

Trước khi hồi hướng và kết thúc khóa lế tụng kinh, hàng tăng ni và phật tử thường tụng bản bằng bản phiên âm chữ hán, bản này do tam tạng pháp sư đời nhà đường là ngài huyền trang (595 - 664) dịch từ thế kỷ thứ vii từ chữ phạn sang chữ hán. vì là bản phiên âm chữ hán (còn gọi là bản hán việt), nên một số phật tử không rõ hết nghĩa từng chữ, dù ngày nào cũng tụng thuộc lòng và vì thế sự am hiểu sâu xa ý nghĩa của bản kinh đó có phần bị hạn chế.

Phật tử thuộc lòng nhưng ứng dụng được lại là điều khác. có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi. tụng như vậy sẽ không thấy được giá trị và lợi ích lớn lao của và sẽ hạn chế thành tựu công phu tu hành của mình.

Do đó tụng cần phải hiểu nghĩa ý nghĩa câu kinh. đức phật đã dạy: “học không cần nhiều, chủ yếu là thực hành những điều đã học. người đọc tụng nhiều mà không hiểu nghĩa thì chỉ uổng công nhọc trí mà thôi”. ngoài ra đức phật khi còn tại thế, thường dạy các đệ tử của mình rằng: “các ngươi phải truyền bá đạo phật bằng chính ngôn ngữ của địa phương mình, của dân tộc mình”. ở nước ta đã có nhiều bản dịch ra tiếng việt để nhiều phật tử việt nam tụng, trên cơ sở đó mới hiểu hết ý nghĩa thâm sâu của bản kinh mà hành trì, tuy đã có nhiểu vị sa môn dịch bản kinh đó ra tiếng việt, nhưng chưa thuần nhất. có bản dịch chưa lột tả hết nghĩa thâm sâu. mặt khác lại có nhiều bản dịch sang tiếng việt khác nhau, nên cuối cùng đa số phật tử thường tụng bản kinh phiên âm chữ hán do ngài huyền trang dịch, gồm 260 chữ. đây là bản phổ biến nhất trong số 13 bản dịch từ chữ phạn sang chữ hán. vả lại trong chương trình đào tạo tăng ni và hướng dẫn phật tử, giáo hội phật giáo việt nam cũng chưa hoàn toàn việt hóa hết các bản kinh chữ hán.

Bản kinh này gọi đúng là hay nói gọn hơn là tâm kinh. chữ tâm ở đây có nghĩa là cốt lõi, là trọng tâm, là toát yếu, là cô đọng. từ xa xưa, ngay từ khi đạo phật rất thịnh hành ở nước ta, thời nhà trần, bản

Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi

Nội tự tại

Thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726), đời thứ 36 dòng Lâm Tế Đàng Ngoài cũng có bài ca ngợi năng lực thâm diệu của kinh này và cũng gọi là trong tác phẩm của Ngài có các câu sau:

Công chúa thấy thốt thương song

Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên

Bảo hoa bay khắp bốn bên

Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành

những điều ấy cho ta thấy bản kinh này đã được dân tộc ta từ xa xưa đã gọi làbản kinh đó đã được chư tôn thiện đức tăng ni, phật tử đọc tụng rộng khắp như thế nào! điều này cũng không có gì lạ, vì .

Tài liệu khảo cứu này sẽ giúp cho những ai có cơ duyên đọc đến, có thể tìm hiểu thâm sâu ý nghĩa vi diệu của Bát Nhã Tâm Kinh, nhằm thực hiện việc hành trì tu tập được thuận lợi.

Phần thứ Nhất.

Ngay trong thời thuyết pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn tại vườn Lộc Uyển, trước năm anh em Kiều Trần Như, Đức Phật đã giảng giải về Tứ Thánh ĐếNgũ uẩn giai không.

Từ đó, tư tưởng Bát Nhã hay Ngũ uẩn giai không đồng quyện với giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên Khởi, Tính Không…khi ẩn khi hiện suốt khắp mọi thời thuyết pháp của Đức Thế Tôn, kể từ vườn Lộc Uyển đến núi Linh Thứu và lan khắp các lưu vực sông Hằng đến ngay cả rừng Sa La song thọ tại Kusinara, nơi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn.

Ta biết rằng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử của Phật đã tiếp tục sự nghiệp của Người, đi khắp nơi hoằng truyền giáo lý của Đức Phật, và tư tưởng Bát Nhã luôn luôn được đề cập đến, thể hiện qua các thời kỳ kết tập kinh điển nhằm tập hợp lại những lời dạy của Đức Phật giảng dạy khi người còn tại thế. Trong khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, có đến 4 lần kết tập kinh điển khác nhau, thể hiện sự phát triển của Phật giáo nói chung và của Phật giáo Đại thừa nói riêng. Trong đó 3 kỳ kết tập kinh điển đầu tiên vẫn chưa có văn kinh Đại thừa ra đời.

hay Đại chúng bộ. Việc kết tập kinh điển cũng phân chia theo bộ phái và cũng chỉ tụng ôn lại mà chưa có văn tự kinh điển.

với 8.000 câu là một bản kinh đầu tiên của văn tự Bát Nhã, tức của văn tự Đại thừa ra đời. Mãi đến hơn 200 năm sau, tức là vào cuối thế kỷ thứ Nhất sau Công nguyên mới có bộ (tức bộ ) ra đời với 600 quyển, gồm 25.000 câu và một Đại phẩm Bát Nhã khác nữa với 18.000 câu. Như vậy hệ thống tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa đã được hoàn thiện trong vòng hơn 200 năm kể tử khi Tiểu phẩm Bát Nhã ra đời. Sau đó. Ngài Long Thọ (Nãgãrjuna), một vị đại luận sư Ấn Độ sống vào khoảng thế kỷ thứ 1 và thứ 2 sau Công nguyên mới luận giải bộ Đại Bát Nhã 600 quyển 25.000 câu thành ra bộ luận đồ sộ nhất trong kho tàng tạng luận của văn học Đại thừa, mở đầu cho kho tạng luận của Bát Nhã Đại thừa. Bộ Đại Trí Độ Luận của Ngài Long Thọ được xem như một Bách khoa toàn thư về văn học Đại thừa.

Tư tưởng Bát Nhã phát triển lên được là do “Nhi thập nhị niên Bát Nhã đàn” mới có, tức là khi còn tại thế, Đức Phật đã thuyết pháp 16 hội trong thời gian 22 năm ở Kỳ Viên tịnh xá và Trúc Lâm tịnh xá về giáo lý bản kinh Bát Nhã này.

Ở nước ta, đến nay đã có 2 bộ kinh Đại Bát Nhã dịch ra tiếng Việt. Bản thứ nhất là bản kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Ngài Cưu Ma La Thập (344 -413), một vị đại sư người Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng truyền Phật pháp từ năm 401 đến năm 413, dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Bản này do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt từ năm 1963, gồm 3 tập, 30 quyển. Bản thứ hai là bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập 600 quyển do Ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (602–664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm và Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ chữ Hán ra chữ Việt, xuất bản năm 1998.

Do bộ đại bát nhã ba la mật đa (mahà-prajnà-pàramità) quá lớn, quá đồ sộ và tư tưởng bộ đại bát nhã quá thâm yếu và cao siêu, nên các vị tổ phật giáo từ xua đã cố gắng tóm lược cho ngắn lại, rút từ 25.000 câu qua nhiều lần đến mức chỉ còn 260 chữ thành bản bát nhã ba la mật đa tâm kinh, tức bản hiện nay. bản này chỉ với 260 chữ mà đã thâu tóm được ý nghĩa nội dung tư tưởng giáo lý cả 600 quyển của bộ đại bát nhã.

Bản bát nhã ba la mật đa là bản kinh thu gọn, cô đặc, chọn lấy cái tinh túy, cái cốt lõi của bộ đại bát nhã. nên nó có một tầm quan trọng đặc biệt và vì vậy nên trong bất cứ một thời kinh nào, trước khi kết thúc và hồi hướng, tăng ni và phật tử cũng phải tụng bát nhã tâm kinh.

Nếu chúng ta hiểu thấu được tức là chúng ta đã nắm được phần trọng yếu của hệ tư tưởng bá nhã. vì vậy, chư tổ luôn luôn khuyên phật tử đêm nào cũng phải tụng một hay ba biến bát nhã tâm kinh. cũng cần nói thêm rằng không phải là kinh bổ khuyết, mà chính là cái cốt lõi của kinh đại bát nhã tức bộ kinh ma ha bát nhã ba la mật đa.

Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh, hay còn gọi là Bát Nhã Tâm kinh, đã được nhiều dịch giả Trung Hoa và Ấn Độ dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Có đến khoảng 13 bản dịch ra chữ Hán khác nhau kể tử năm 402 sau công nguyên đến năm 980 đời Nhà Tống bên Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam ta, bản của Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch vào năm 649 đời Nhà Đường tức bản có 260 chữ là phổ biến hơn cả. Từ trước tới nay, chư tăng ni, Phật tử vẫn tụng theo bản chữ Hán của Ngài Huyền Trang. Đó là bản dịch hay, gọn và lột tả được tất cả những tư tưởng của Đại thừa trong bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 600 quyển.

Như vậy lịch sử ra đời của chính là lịch sử phát triển hệ tư tưởng bát nhã, tư tưởng đại thừa từ khi phật còn tại thế đến nhiều thế kỷ về sau, qua các lần tập kết kinh điển mới hình thành các bộ đại bát nhã và qua nhiều lần thu gọn, giản lược chọn lấy cái cốt yếu, tinh túy nhất mới hình thành bản bát nhã tâm kinh.

Ở nước ta, tuy bản của pháp sư huyền trang cũng đã được dịch ra tiếng việt, nhưng hầu như bản phiên âm chữ hán vẫn được sử dụng một cách rộng rãi nhất.

Giờ đây, sau khi trình bày con đường lịch sử phát triển đi đến bản kinh cốt lõi này, và để hiểu rõ ý nghĩa thâm diệu Bát Nhã Tâm kinh, cần phải đề cập đến mấy luận điểm cơ bản như lý thuyết duyên sinh, vô ngã, vô thường, tính không, lý thuyết bát bất, văn tự bát nhã, phép quán chiếu bát nhã, lý luân phủ định và khẳng định v.v…ta bắt đầu đi sâu vào bản kinh này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/gia-tri-tham-dieu-cua-bat-nha-tam-kinh-d9898.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY