Hội thảo được tổ chức vào ngày 30/11/2019, tại Hà Nội với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y dược học như GS.TS Vương Tiến Hòa,; Thạc sỹ Bá Thị Châm, Thầy Thu*c ưu tú, Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hải,, Thầy Thu*c ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Trưởng Khoa Nội Bệnh viện Tuệ Tĩnh...
Hội thảo lần này không chỉ dừng lại ở việc công bố việc ứng dụng thành công công nghệ Nano bào chế Nano Isoflavon mà còn mở ra một hướng đi mới khi ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng tầm giá trị cho các dược liệu truyền thống, ứng dụng trong việc phát triển các sản phẩm S*nh l* và sắc đẹp cho nữ giới. Công trình nghiên cứu này cũng giúp Thạc sỹ Bá Thị Châm, thuộc Trung tâm phát triển Công nghệ cao - Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam vinh dự được nhận Bằng khen Phụ nữ sáng tạo 2017 do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng
GS.TS Vương Tiến Hòa và Thạc sỹ Bá Thị Châm tại hội thảo khoa học công bố bào chế thành công Nano Isoflavon 3 chuẩn
Theo các nhà khoa học tại đại học Washington (Mỹ), trong mầm đậu nành có chứa nhiều isoflavon. Đây chính là hoạt chất phytoestrogen có tác dụng giống với hoocmon nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới. Nó còn được coi là nguồn estrogen tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ.
GS.TS Vương Tiến Hòa cho biết tại hội thảo: “Isoflavon là các hoạt chất có cấu trúc gần giống nội tiết tố nữ estrogen nội sinh trong cơ thể, được chiết xuất từ thực vật, giúp cung cấp và cân bằng hàm lượng estrogen giảm sút trong cơ thể, nhờ đó đẩy lùi các vấn đề do suy giảm nội tiết tố nữ gây ra. Vì vậy, Isoflavon có công dụng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.”
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy isoflavon thường khi dùng đường uống chỉ hấp thu 5-10%, một nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy khi đưa một lượng lớn hoạt chất Isoflavon thì nồng độ tối đa trong máu chỉ đạt dưới 400 nµ, trong khi đó nồng độ cần để có tác dụng phải từ 10-50 µM, do đó sinh khả dụng của Isoflavon dạng thông thường không đủ để phát huy hiệu quả khi dùng đường uống. Nhận thấy những hạn chế này các nhà khoa học tại Trung tâm phát triển công nghệ cao - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng vật liệu Chitosan để tạo hạt Nano Isoflavon có kích thước chỉ từ 45 - 110 nanomet, có tác dụng hướng đích giúp bảo vệ hoạt chất khỏi chuyển hóa thành dạng không có hoạt tính và thải trừ nhanh tại thận, giúp hấp thu tới 95% và đạt nồng độ cao trong máu, mang lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần so với Isoflavon thường.
Tại buổi hội thảo khoa học, Thạc sỹ Bá Thị Châm, Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết “Chúng tôi đã bào chế Nano Isoflavon có kích thước siêu nhỏ chỉ từ 45-110nm, với hàm lượng Isoflavon chiếm 3,9% của hạt nano. Công nghệ Nano giúp bảo vệ hoạt chất Isoflavon khỏi bị chuyển hóa và thải trừ khi sử dụng đường uống, để hấp thu tối đa vào máu và đưa vào đúng đích. Nhờ đó mà phát huy tác dụng nhanh hơn, mang lại hiệu quả gấp hàng chục lần với liều dùng thấp hơn so với dạng Isoflavon hay tinh chất mầm đậu nành thông thường”.
Chủ đề liên quan:
chăm sóc chăm sóc sức khỏe giá trị nano isoflavon sắc đẹp sinh lý sinh lý nữ sức khỏe