Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giải cứu ngón tay bé trai khỏi ổ khóa

TP HCM-Bé trai 3 tuổi, ở Đồng Nai, được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 với ngón tay cái kẹt cứng vào ổ khóa xoay, rỉ máu.

Người nhà không hiểu vì sao tay bé bị kẹt, loay hoay hơn một giờ vẫn không đưa ngón tay của bé ra được nên tháo ổ khóa mang cùng đến bệnh viện. các bác sĩ trấn an bé, làm thủ tục đưa lên phòng mổ.

Bác sĩ nguyễn trung nhân, khoa bỏng chỉnh hình, ngày 6/12, cho biết ổ khóa xoay có một chốt an toàn nên các bác sĩ ấn vào nút này, nhẹ nhàng tách rời từng bộ phận, giải cứu ngón cái của bé trai.

"may mắn ngón tay bệnh nhi chỉ bị đứt một lớp da mỏng, chỉ cần khâu lại vết thương", bác sĩ nhân chia sẻ.

Bé trai được người nhà đưa đi viện cùng ổ khóa. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ khuyến cáo, giai đoạn khoảng một đến ba tuổi, các bé hay tò mò và thích khám phá đồ vật, mọi thứ xung quanh. trẻ hay cho đồ vật vào miệng hoặc chuyền trên tay, quan sát các hành động của người lớn và bắt chước theo. có trẻ hiếu động hơn, chạy nhảy, nghịch các thiết bị dẫn đến T*i n*n đáng tiếc.

"Những vật dụng tưởng chừng ngoài khả năng gây T*i n*n như ổ khóa, trong một số tình huống cũng nguy cơ gây tổn thương", bác sĩ Nhân chia sẻ.

Do đó, phụ huynh cần tạo môi trường khám phá an toàn, đặt những vật khả năng gây nguy hiểm ngoài tầm với của trẻ. Nên quy ước "vòng tròn cấm", cho trẻ tô màu, phụ huynh cắt và dán những nơi không nên chơi. Kiểm tra những nơi trơn trượt, rò rỉ hệ thống điện trong nhà.

Phụ huynh cũng cần lưu ý về ranh giới của tăng động và hiếu động. Nếu trẻ nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi, không thể ngồi yên và tập trung vào việc gì đó, không dừng lại khi được nhắc nhở, thì nhiều khả năng là các biểu hiện của rối loạn hoạt động và chú ý. Trẻ cần được kịp thời đánh giá, tư vấn chiến lược hỗ trợ thông qua luyện tập hành vi, thay đổi cách giáo dục, kết hợp điều trị Thu*c nếu cần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/giai-cuu-ngon-tay-be-trai-khoi-o-khoa-4202182.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi (NCT) tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp nhiều ở người cao tuổi (NCT). Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa là rất cần thiết.
  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục có chủ tâm, còn các bé bị tăng động thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
  • Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi, dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY