Ảnh minh họa
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), không có bằng chứng khoa học nào về việc ăn thịt gà hâm lại gây ung thư.
Trên thực tế, ung thư do rất nhiều yếu tố tác động, gồm, vật lý, hóa học và sinh học, không phải tiêu thụ đồ thừa để qua đêm là mắc bệnh. Mặt khác, thức ăn thừa nói chung và thịt gà nói riêng nếu bảo quản không tốt, khi để qua đêm sẽ bị vi sinh vật, nấm mốc, ăn vào dễ ngộ độc. Gây nên tình trạng đau bụng, nôn, đi ngoài, khó tiêu.
“Vi sinh vật không gây ung thư nhưng có thể gây ra độc tố, ngộ độc cấp, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa”,PGS Thịnh cho hay.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng khuyến cáo rằng, các hộ gia đình nên nấu đồ ăn với lượng vừa đủ, tránh tình trạng tích trữ đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh.
Cụ thể, đối với thức ăn đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh 1-2 ngày, cho vào các túi nilon, hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh đậy nắp kín, trữ ở ngăn đông hoặc ngăn mát. Về các loại rau, củ, quả nên dùng khi còn tươi ngon.
Trường hợp bắt buộc phải bảo quản thịt gà đã chế biến, sau ăn bạn nên đem đun lại nồi thịt, để nguội và cất vào tủ lạnh. Không nên để nguyên nồi thịt đã dùng đem bảo quản, như vậy rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo mọi người cần duy trì một lối sống tốt, tăng cường vận động thể thao, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của việc tầm soát sức khỏe định kỳ, góp phần kịp thời phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư nếu có.
Theo SHTT7ST
Link bài gốc Lấy link
https://sohuutritue.net.vn/giai-dap-thac-mac-ve-viec-an-thit-ga-qua-dem-se-de-mac-ung-thu-d192339.htmlTheo SHTT7ST