Sức khỏe hôm nay

Giảm khó chịu do ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi, chán ăn... do ốm nghén ở phụ nữ mang thai có thể khiến sức khỏe bà bầu và thai nhi bị ảnh hưởng.
Những ngày đầu thai kỳ, việc ăn uống phải hết sức chú ý vì đây là thời điểm phôi thai cần được cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản và các vitamin để hình thành cấu tạo và các tổ chức bào thai. Đặc biệt, đây là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai nhất là đối với những bà bầu bị nghén.

Cho đến nay khoa học vẫn chưa xác định được đúng nguyên nhân gây phụ nữ mang thai">ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân được chẩn đoán hiện tượng ốm nghén là do nội tiết, sự thay đổi về đường tiêu hoá hoặc trong thời gian này cơ thể mẹ đang có những thay đổi để phù hợp với thai kì nên khứu giác nhạy cảm hơn.

Trong giai đoạn này, nếu việc ăn uống của mẹ quá khó khăn, hãy lưu ý những vấn đề sau:

- Mẹ bầu có thể ăn theo sở thích cá nhân để hạn chế các triệu chứng của ốm nghén và ăn vào những lúc cơ thể cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh nhất. Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.

- Thức ăn nên được nấu mềm, có nước, dễ tiêu hóa. Hãy thay đổi thực đơn hàng ngày để giúp mẹ ăn ngon miệng hơn. Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm chứng nôn ói trong thời kì ốm nghén của mẹ hiệu quả.

- Ngoài ăn, mẹ bầu cần uống đủ nước nhất là nước ép, sinh tố trái cây và sữa tươi mỗi ngày, những thức uống này không những bù lại lượng nước đã thất thoát do nôn mà còn cung cấp các vitamin đặc biệt là vitamin C và chất khoáng.

- Mỗi ngày hãy vận động nhẹ nhàng với những bài thể dục dành cho người đang mang thai để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Điều này cũng giúp mẹ ăn ngon miệng hơn khi đến bữa.

- Xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng cơ thể cũng là một trong những mẹo nhỏ giúp lưu thông máu dễ dàng, chống lại sự mệt mỏi, khiến tinh thần mẹ được thư giãn và ăn ngủ ngon hơn.

- Mẹ tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chứa cafein và hạn chế tối đa sự căng thẳng, stress.

- Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm có chứa sắt hữu cơ, canxi hữu cơ (canxi hữu cơ chiết xuất từ tảo đỏ biển Iceland - AQUAMIN F được nhiều bà mẹ thông thái lựa chọn), acid folic, omega 3 (dầu cá ngừ peru)… Tuy nhiên do nhu cầu các dưỡng chất này tăng cao trong thời gian mang thai, vì vậy việc dung nạp qua đường ăn uống sẽ không đảm bảo đủ, đặc biệt ở những mẹ bầu có hiện tượng ốm nghén. Vì vậy ngoài bổ sung bằng thực phẩm, mẹ bầu nên bổ sung thêm các sản phẩm có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/giam-kho-chiu-do-om-nghen-o-phu-nu-mang-thai-n140562.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY