Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Giảm thị lực một trong hai mắt do không được sử dụng, như trong trường hợp mắt bị lác

Giảm thị lực đột ngột

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính... Hầu hết các trường hợp giảm thị lực đột ngột là những ca cấp cứu nhãn khoa cần được xử trí nhanh và chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Những nguyên nhân thường gặp

Tắc động mạch võng mạc.

Tắc tĩnh mạch võng mạc.

Bong võng mạc.

Tăng nhãn áp cấp tính.

Viêm động mạch thái dương.

Viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu.

Tai biến mạch máu não.

Chứng đau nửa đầu.

Giảm thị lực tiến triển

Giảm thị lực diễn tiến có nghĩa là thị lực giảm dần đi theo thời gian do một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó. Các trường hợp này thường khó phát hiện sớm, do người bệnh không tự nhận biết thị lực đang giảm dần. Do đó, nếu có nghi ngờ giảm thị lực, cần phải thực hiện kiểm tra mắt định kỳ. Giảm thị lực diễn tiến ở trẻ em rất cần phát hiện sớm vì có khả năng điều trị tốt. Đối với người lớn, nếu phát hiện giảm thị lực, trước hết nên nghĩ đến việc kiểm tra mắt xem có cần mang kính hay không.

Những nguyên nhân thường gặp

Tật khúc xạ, khúc xạ mắt không đều, nghĩa là lực hội tụ không đều nhau ở hai mắt, thường là do một mắt có vấn đề, như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Tật khúc xạ gây rối loạn thị giác vì khi người bệnh nhìn vào một vật thì hình ảnh được hình thành trên hai võng mạc lại khác nhau.

Giảm thị lực một trong hai mắt do không được sử dụng, như trong trường hợp mắt bị lác (lé). Thường chỉ cần che mắt bình thường lại để buộc mắt bị lác phải hoạt động là có thể điều chỉnh được thị lực.

Bệnh võng mạc tiểu đường, là tình trạng bệnh võng mạc do tiểu đường gây ra. Các mạch máu nhỏ của võng mạc (mao mạch) bị phình lên, chất dịch từ đó rỉ ra và xuất huyết trong võng mạc. Trên bề mặt võng mạc hình thành các mạch máu bất thường, dễ vỡ ra và gây xuất huyết. Xuất huyết còn có thể xảy ra trong thủy dịch và tạo thành mô xơ trong dịch này. Giai đoạn trễ của bệnh thường là nguyên nhân dẫn đến mù vĩnh viễn.

Các bệnh thoái hóa võng mạc di truyền, chẳng hạn như viêm võng mạc sắc tố.

Viêm sau màng mạch

U tuyến yên: do tuyến yên nằm trong một hố xương ở nền sọ nên khi có khối u phát triển, ngay cả u lành tính, sẽ đè ép vào thần kinh thị giác, gây rối loạn thị trường của mắt.

Những nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi

Tật khúc xạ (đã nói ở trên).

Đục thủy tinh thể, là tình trạng các sợi protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, làm cho thủy tinh thể không còn trong suốt để cho ánh sáng dễ dàng đi qua như trước đây. Bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và gia tăng theo độ tuổi nên đến nay vẫn được xem như một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa. Do thủy tinh thể ngày càng mờ đục hơn nên thị lực giảm dần, cho đến khi bệnh nhân nhìn rất kém hoặc thậm chí không còn nhìn được.

Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm), là sự tổn thương thoái hóa ở phần trung tâm của võng mạc, tạo thành những điểm màu vàng trắng. Thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện đồng thời ở cả 2 mắt, làm cho bệnh nhân mất thị giác ở phần trung tâm, chẳng hạn như khi nhìn vào một dòng chữ thì không thể thấy được 2 hay 3 chữ ở khoảng giữa. Bệnh xuất hiện ở tuổi già, đến nay vẫn chưa điều trị được, nhưng không tiến triển đến mức gây mất thị lực hoàn toàn.

Tăng nhãn áp cấp tính, hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng (đã nói ở trên).

Bệnh võng mạc tăng huyết áp, là tình trạng võng mạc bị tổn thương do huyết áp cao, gây hẹp và xơ vữa thành động mạch võng mạc. Tổn thương võng mạc dẫn đến giảm thị lực.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-giam-thi-luc/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY