Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Giãn phế quản có nguy hiểm?

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được.

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở  cả hai phổi, ảnh hưởng lớn đến sự hô hấp. Ngoài ra, sự giãn nở này còn gây khó khăn cho việc đưa những chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp dưới lên trên. Những chất tiết dính này là nơi cư trú lý tưởng cho sự sống và phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Điều này dẫn đến nhiễm khuẩn, gây hại thêm đường hô hấp và làm giãn phế quản nhiều hơn. Chính vì thế đây là một vòng luẩn quẩn của bệnh giãn phế quản. Cũng giống như các bệnh phổi khác, giãn phế quản chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn phế quản có thể gây ổ giãn phế quản lan rộng, bội nhiễm tái phát,  áp xe phổi, mủ phổi, khí phế thũng, ho lẫn máu, ộc ra máu gây tắc nghẽn đường thở, suy tim trầm trọng làm người bệnh khó thở dẫn tới Tu vong nhanh.

Làm cách nào nhận biết?

Triệu chứng thông thường nhất của giãn phế quản là ho, mà thường là có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh giãn phế quản.

Ho nhiều sẽ dẫn đến giãn phế quản.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở, sụt cân không chủ ý, ho ra máu, tức ngực hoặc đau thắt ngực... Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh nhân giãn phế quản thường có biểu hiện khạc đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Tuy nhiên có người mắc bệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm.

Mặc dù giãn phế quản không thể hồi phục được, tuy nhiên nó có thể điều trị được để giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

Mặc dù giãn phế quản không thể hồi phục được, tuy nhiên bệnh có thể được điều trị để giảm, hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

Phòng bệnh có khó?

Khi đã mắc bệnh giãn phế quản thì việc điều trị khá tốn kém và phức tạp, vì vậy cần dự phòng để tránh mắc bệnh là rất cần thiết.

Trước hết cần tiêm vac-xin phòng ngừa bệnh cảm cúm, vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản. Đối với trẻ em, cần tiêm phòng đầy đủ các mũi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà bởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc trưởng thành.

Khi bị các bệnh bẩm sinh hay mắc phải như: Polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, ápxe phổi, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng... cần phải điều trị khỏi hẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phế quản sau này.

Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, để tránh lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, ngăn chặn hậu quả giãn phế quản.

Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm thấp...

Ths. Nguyễn Thu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/gian-phe-quan-co-nguy-hiem-n151443.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY