Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giật mình nuốt phải 3 viên bi nam châm đồ chơi, cậu bé 6 tuổi thủng dạ dày và ruột

Cậu bé 6 tuổi vừa ngậm viên nam châm vừa xem tivi. Bất ngờ bé giật mình và nuốt luôn số nam châm vào trong bụng.

Ngày 24/2, thông tin từ bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay ê-kíp bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật gắp ra ngoài 3 viên bi nam châm trong ổ bụng của bệnh nhi 6 tuổi, ở Tiền Giang, theo Zing.

Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, bé vừa ngậm viên nam châm vừa xem tivi. Bất ngờ bé giật mình và nuốt luôn số nam châm vào trong bụng. Khi phát hiện trẻ nuốt dị vật, gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM trong tình trạng bụng đau. Lúc này, bé đã nuốt viên nam châm được 6 ngày.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, kết quả chụp X-quang cho thấy trong ổ bụng bệnh nhi có một viên bi ở dạ dày, 2 viên tại ruột non. Chúng đã gỉ sét và gây hoại tử tại một số vị trí ở thành ruột.

Ngay lập tức, ê-kíp mổ cùng bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - tiến hành phẫu thuật, gắp ra từ bụng bé trai 3 viên bi nam châm bắt đầu gỉ sét. 

Những viên bi đã gây ra hậu quả nặng nề: Làm thủng dạ dày và hồi tràng của cháu bé. Theo các bác sĩ, rất may cháu chưa bị viêm phúc mạc - một tình trạng rất nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, theo Người lao động.

Rất may đến hôm nay 24/2, sức khỏe của bé đã ổn định. Bé vẫn đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Theo các bác sĩ, đây không phải lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận trẻ nuốt các viên bi từ trò chơi này. Do đây là những viên bi kim loại nên nếu trẻ nuốt mà cha mẹ không biết như tình huống nói trên thì càng nguy hiểm vì nó sẽ bị gỉ sét trong cơ thể trẻ. Do vậy, đây không phải là trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 1, thông tin với báo Pháp luật TP.HCM, trẻ có thói quen ngậm đồ chơi dễ bị giật mình hay quên nuốt vào bụng. Bi nam châm hít vào nhau tạo nên mô hình nên khi nuốt vào rất nguy hiểm.

Trường hợp trẻ bị hóc các đồ chơi tháo rời như mảnh ghép nhập viện không phải là hiếm. Do đó, phụ huynh nên lưu ý khi bé có biểu hiện đau bụng, sốt, than mệt sau khi chơi đồ chơi nên tìm cách hỏi bé và đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để xử trí.

Phong Vân (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/giat-minh-nuot-phai-3-vien-bi-nam-cham-do-choi-cau-be-6-tuoi-thung-da-day-va-ruot-a466777.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cho trẻ chơi bất kỳ thứ gì, mua cho trẻ con cả thùng đồ chơi, mua bất kỳ món đồ chơi nào trẻ đòi, mua vì thấy “bắt mắt”... là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Và khi trẻ tự “mày mò” trong mớ hỗn độn đồ chơi ấy, những T*i n*n đáng sợ đã xảy ra...
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY