Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Giày cao gót - món đồ chị em mê mẩn: Không chỉ gây hại bàn chân mà còn là “thủ phạm” phá hỏng 3 bộ phận này trước khi kịp nhận ra

Tuy giày cao gót là một phụ kiện của phái nữ khiến cánh đàn ông mê mẩn, nhưng nó cũng chính là thủ phạm làm sức khỏe của chị em đi xuống.

Tác dụng của Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ thống kê, có đến 81% phụ nữ cho biết họ thường xuyên thấy đau khi mang chúng. Không chỉ gây hại cho bàn chân, nó còn là tiền đề "phá hỏng" 3 bộ phận cơ thể này trước khi chị em kịp nhận ra:

1. Hông

Khi đi giày cao gót thì điều mà chị em bắt buộc phải làm đó là việc giữ thăng bằng. Lúc này, lưng dưới sẽ được đẩy ra trước khiến hông và cột sống bị biến dạng. Càng mang giày cao gót nhiều thì hông cũng phải biến đổi theo để duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Vậy nên, nếu mang quá thường xuyên sẽ làm các cơ ở hông bị co lại rồi gây đau đớn.

2. Đầu gối

Bình thường trọng lượng của cơ thể dồn hết vào bàn chân, nhưng khi đi giày cao gót thì nó sẽ bị dồn vào phần đệm phía trước (nửa đầu bàn chân). Thế nên, đầu gối của bạn cũng phải nghiêng về phía trước nhiều hơn để giữ cân bằng không bị ngã. Lâu ngày sẽ tạo tiền đề cho các bệnh như đau khớp, viêm xương khớp hay thậm chí là không thể đi lại...

3. Cột sống

Thông thường thì cột sống luôn có một độ cong nhẹ để giảm áp lực lẫn chuyển động của cơ thể khi di chuyển. Nhưng khi chị em đi giày cao gót, đường cong ở nửa dưới cột sống sẽ bị phình ra, bị biến dạng và tác động tiêu cực đến sức khỏe cột sống, gây nên chứng đau lưng mãn tính, co thắt cơ và chuột rút ở lưng.

Ngoài ra, việc đi giày cao gót cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến bàn chân, nhất là các căn bệnh thường gặp sau:

- Sưng ngón chân cái: Các đôi giày cao gót thường có phần mũi giày khá chật, nên khi mang sẽ bị ép các ngón chân lại với nhau. Lâu ngày sẽ tạo áp lực lên các ngón chân và gây sưng tại ngón chân cái.

- Viêm gân Achilles: Gân Achilles là dải mô nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân. Viêm gân Achilles thường xảy ra nhất ở những người chạy bộ đột ngột tăng cường độ và kể cả các chị em thường xuyên đi giày cao gót.

- Chai chân: Việc cọ xát với giày cao gót quá nhiều sẽ khiến da bị tổn thương và sần sùi, từ đó sinh ra các vết chai sần, làm hỏng đi làn da của chị em.

- U dây thần kinh Morton: Đây là bệnh gây ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân, nó thường xảy ra ở khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Nếu mắc phải bệnh này sẽ cảm thấy như đang đứng trên một hòn sỏi trong giày hoặc như có một nếp gập cuộn lên trong túi quần. Nguy hiểm hơn, bệnh này thường chỉ phụ nữ mới mắc bởi thói quen đi giày cao gót liên tục.

Theo Brightside

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/giay-cao-got-mon-do-chi-em-me-man-khong-chi-gay-hai-ban-chan-ma-con-la-thu-pham-pha-hong-3-bo-phan-nay-truoc-khi-kip-nhan-ra-20200102124448165.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY