Huyết học hôm nay

Vì sao chị em nên quan tâm đến xét nghiệm máu?

Em muốn hỏi tại sao uống Thu*c Tr*nh th*i cần thử máu, và đọc kết quả xét nghiệm của mình như thế nào?
(Bạn Bùi Kim Xuyên - kimxuyen 198..@gmail) Trả lời:

Tại sao phải xét nghiệm máu?

xét nghiệm máu nhằm phát hiện bệnh tiểu đường, hoặc tăng cholesterol trong máu. Nếu chị em mắc bệnh tiểu đường hoặc cholesterol xấu (LDL) tăng, thì khi uống Thu*c Tr*nh th*i dễ làm cho bệnh phát sinh. Có 3 kết quả đánh giá liên quan đến vấn đề này.

Xét nghiệm đường huyết (từ 8 đến 10 giờ sáng, lúc đói), nhằm đo tỷ lệ đường có trong máu. Bình thường tỷ lệ này ở mức 0,8g đến 1,2g trong 1 lít máu. Bị tăng đường huyết khi có thai, nếu không điều trị dẫn đến thai to và có nồng độ glucoz thấp, dễ có nguy cơ bị bệnh.

Cholesterol trong máu: Tùy theo phương pháp phân tích của phòng xét nghiệm. Bình thường tỷ lệ cholesterol trong máu khoảng 2 đến 2,8g trong 1 lít máu. Nếu vượt mức này thì nên xét nghiệm thường xuyên để điều trị kịp thời.

Chất béo trung tính (Triglycerid): Tỷ lệ của chất này trong máu tăng theo tuổi. Cách tính là thêm số 1 vào trước số tuổi. Ví dụ: Chị 30 tuổi thì tỷ lệ trung bình là 1,30g trong một lít máu.

Chất béo có 2 loại: cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Nếu LDL cao gây hại cho cơ thể. Chuyển cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch.

Từ tuổi 45 trở đi phụ nữ cần xét nghiệm về tình trạng nội tiết Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh khoảng 45 đến trên 50 tuổi, rất cần định lượng nội tiết tố để xác định người phụ nữ có khỏe mạnh hay không, và để quyết định thời điểm bắt đầu điều trị nội tiết bổ trợ. Xét nghiệm là nhằm định lượng 2 loại nội tiết tố: hocmôn kích thích nang (FSH), có chức năng kích thích buồng trứng hoạt động; và hocmôn Sinh d*c oestradiol (E2) là nội tiết tố nữ có tác dụng điều khiển hoạt động của buồng trứng.

Trước tuổi 45: Tỷ lệ của FSH thay đổi từ 1 đến 3 micro đơn vị trong một lít máu và đối với chất E2 từ 20 đến 200 picrogam/ml máu. Sự thay đổi có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Thời kỳ tiền mãn kinh: Tỷ lệ FSH từ 10 đến 15micro đơn vị/lít máu cho thấy vai trò kích thích buồng trứng ngày càng suy giảm. Tỷ lệ E2 giao động trong khoảng 30 đến 40Pg/ml.

Thời kỳ mãn kinh: Tỷ lệ FSH tiếp tục tăng, có thể tới 40, hoặc 50 mocro đơn vị/lít máu, buồng trứng giảm đáp ứng và ngừng hẳn. E2 giảm xuống dưới 20Pg/ml.

Phết tế bào trong cổ tử cung

Đây là xét nghiệm quan trọng. Xét nghiệm lấy tế bào bong từ niêm mạc cổ tử cung trong và cổ ngoài của tử cung để tìm các tế bào bất thường. Các kết quả có thể kết luận theo nhiều dạng, có 3 phương pháp đọc kết quả:

1. Tế bào bình thường.

2. Tế bào biến đổi nhân và tế bào chất viêm: không đặc hiệu.

3. Tế bào dị dạng do: Viêm: dùng Thu*c Tr*nh th*i; ung thư.

Với kết quả cuối cùng phải soi tử cung, cần thiết để bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Theo Nguyễn An - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-sao-chi-em-nen-quan-tam-den-xet-nghiem-mau-3028.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY