Kinh tế xã hội hôm nay

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ tiếp viên xin làm mẹ cho hàng chục trẻ sơ sinh có bố mẹ là F0

(Tổ Quốc) - Mỗi ngày tự tay ẵm bồng, đưa nôi, cho uống sữa và rồi trao lại những đứa trẻ sơ sinh khi các bố mẹ đã âm tính với Covid-19… là khoảnh khắc hạnh phúc của 40 bảo mẫu bất đắc dĩ tại Trung tâm H.O.P.E.

Từ 25-8, trường mầm non hoạ mi 2 (số 11 lý thường kiệt, q.5, tp.hcm) được trưng dụng thành nơi chăm sóc trẻ sơ sinh có bố mẹ mắc covid-19. trung tâm được thứ trưởng bộ y tế nguyễn trường sơn đặt tên là h.o.p.e.

Chị nguyễn thị hồng quế (hiệu trường trường hoạ mi 2) cho biết: khi nhận chỉ thị thành lập trung tâm h.o.p.e, toàn bộ giáo viên đã nhanh chóng dọn dẹp bố trí lại phòng ốc, tuyển tình nguyện viên và ở lại trường. “trường nâng công suất sẽ chăm sóc 100 trẻ sơ sinh nên cần hơn 100 chiếc nôi. đó là bài toán vô cùng khó khăn mà tất cả chúng tôi và lãnh đạo bv hùng vương đã phải vận động rất nhiều mạnh thường quân”.

Ngay khi đọc thông tin hàng trăm đứa trẻ vừa chào đời đã chịu cảnh chia xa vì bố mẹ là f0, nữ tiếp viên hàng không nguyễn thị thu hằng (26 tuổi, ngụ gò vấp, tp.hcm) đã khóc không ngừng. “mặc dù chưa lập gia đình, chưa từng chăm sóc trẻ em nữa huống hồ là sơ sinh, nhưng khi ấy trái tim mách bảo tôi phải làm việc này. tôi lập tức gọi điện xin công ty huỷ bay đến hết tháng 9 và gửi hồ sơ đăng ký làm bảo mẫu cho hàng chục đứa trẻ…”

Thu hằng chia sẻ, tất cả bảo mẫu ở trung tâm h.o.p.e đều trẻ tuổi, không có kinh nghiệm, trong khi trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên đã gặp không ít khó khăn. hai ngày đầu tiên, mọi người đã quan sát điều dưỡng và học cách bồng, thay tã, cho trẻ ăn,…. “khi đó, chỉ cần hắt xì, ho một tiếng thôi là khiến các bé giật mình, khóc lớn ngay nên làm gì cũng phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng như hoa”. đến ngày thứ 3 thì mọi việc đã đi vào guồng quay.”

11h, nghe tin cháu bé do mình chăm nom từ những ngày đầu tiên đã được gia đình đón, Thu Hằng bỗng bật khóc nức nở. “Mỗi ngày chứng kiến tụi nó lớn lên từng chút, biết đứa nào thích bồng, đứa nào bú chậm, đứa nào thích nằm nôi… được gọi là con mẹ Hằng nên thấy con đi thì tủi chứ. Nhưng mình khóc vì vui cho con hơn. Vì nhiều hoàn cảnh trung tâm gọi điện cho gia đình mà chỉ nghe: “Bây giờ không đón được”. Lần khác gọi tiếp thì đã bị chặn số rồi” - chị Hằng chia sẻ.

Nhiều bảo mẫu khác cũng không cầm được nước mắt vì phải chia xa đứa con của mình khi chúng được trở về với gia đình.

11 giờ 15, sản phụ Đoàn Thị Quyên (18 tuổi) làm thủ tục cuối cùng để đón con trai. Chị Quyên chia sẻ: Bản thân mắc Covid-19 nên sau khi sinh xong đã không được nhìn thấy mặt con. Bây giờ đến đây, nhìn các bảo mẫu ai cũng có tình cảm với con trai khiến tôi rất xúc động. Sau này con lớn lên, nếu có bài báo lưu giữ kỷ niệm này tôi cũng sẽ cho con xem để biết nó đã sinh ra kỳ diệu như thế nào

Lê Ngọc Kim Tiền (21 tuổi, sinh viên) sau khi nghe thông báo tuyển tình nguyện viên cho trung tâm H.O.P.E cũng đã giấu gia đình để tham gia. Ban đầu, số lượng tình nguyện viên đăng ký chăm sóc trẻ có bố mẹ là F0 rất mỏng nên có khi một mình Tiền phải chăm sóc cùng lúc cho gần 10 trẻ sơ sinh. “Lúc nào cũng 2 chân 2 tay, tay bế cháu này, chân đẩy nôi bé khác, cho bú bình đứa kia. Mỗi trẻ mỗi tính khác nhau nên mình luôn chăm sóc kỹ càng…” - bảo mẫu Kim Tiền kể.

May mắn, sau khi nghe lời vận động từ hiệu trưởng trường hoạ mi 2, rất nhiều giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố đã tham gia hỗ trợ. đến nay, trung tâm h.o.p.e có tổng cộng 40 bảo mẫu, gồm giáo viên, tiếp viên hàng không, sinh viên, nhân viên văn phòng.... độ tuổi từ 18 đến 44. tất cả đều được tập huấn kỹ càng nên luôn sẵn sàng tiếp nhận trên 100 bé lưu trú lại.

Mỗi ngày, 40 bảo mẫu sẽ được chia làm 2 kíp trực. Ca ngày kéo dài từ 7 giờ -17 giờ, ca đêm từ 17 giờ-7 giờ hôm sau.“Ban đêm là ca mệt mỏi nhất vì bé hay đói, chỉ cần một bé quấy khóc là cả phòng thức ngay. Bình thường nếu không có việc gì thì các chị em vẫn giúp đỡ nhau bất kể ngày đêm như thế!” - Kim Tiền nói thêm.

Bệnh viện Hùng Vương đang là trung tâm điều trị sản phụ F0 lớn nhất thành phố. TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết (Giám đốc bệnh viện) cho biết từ tháng 4-2021 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.000 thai phụ. Trong đó, có khoảng 500 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc Covid-19, có trẻ không may mắn mất từ trong bụng, có trẻ rất non tháng nhưng buộc phải chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ, và cũng rất nhiều trẻ đủ tháng để ra đời khoẻ mạnh.

Hiện tại bệnh viện hùng vương đang chăm sóc 130 trẻ có mẹ mắc covid-19. đã có hơn 50 trẻ đủ điều kiện xuất viện nhưng chưa có người thân đến đón. trước tình trạng quá tải các trẻ sơ sinh chưa được đón, với chung tay của ubnd q.5, trường mầm non họa mi 2 và hội liên hiệp phụ nữ tp.hcm, trung tâm h.o.p.e đã được ra đời, bà diễm tuyết cho biết.

Cuộc chiến sinh tử cứu cả hai hoặc mất cả hai trong bệnh viện có 600 sản phụ là F0

Huy Hậu ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/giot-nuoc-mat-hanh-phuc-cua-nu-tiep-vien-xin-lam-me-cho-hang-chuc-tre-so-sinh-co-bo-me-la-f0-8202131804337399.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY