Người nhà của Hoàng cho biết, T*i n*n xảy ra cuối tháng 12/2012 đã khiến chàng sinh viên bất tỉnh tại chỗ. "Con tôi bê bết máu được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu mà không biết rằng hai tinh hoàn còn rơi lại ở nơi xảy ra T*i n*n", bố chàng trai nói. Sau hơn 2 tuần nằm bệnh viện, Hoàng qua cơn nguy kịch nhưng mất khả năng sinh sản do nhà máy sản tinh binh đã không còn.
Theo các bác sĩ cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) T*i n*n như Hoàng không phải quá hiếm gặp. Vài tháng trước, Tuấn 18 tuổi ở Cần Giuộc, Long An, gặp T*i n*n giao thông được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng phần dưới của cơ thể bê bết máu. Kiểm tra tổn thương, các bác sĩ phát hiện bìu bị rách và hai hòn bi không còn.
"Hầu hết bệnh nhân này sau đó đều mất khả năng làm bố do tinh hoàn không được xử trí đúng cách sau khi có T*i n*n", một bác sĩ nói.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Như, chuyên khoa Tiết niệu - Nam học cho biết, T*i n*n làm đứt tinh hoàn thường kèm theo tổn thương cơ quan lân cận như dập D**ng v*t, tổn thương niệu đạo, xương chậu, bàng quang. "Với hai tinh hoàn, nguyên tắc cứu chữa ưu tiên hàng đầu là làm sao duy trì được khả năng sinh sản, nội tiết, thẩm mỹ và chức năng của D**ng v*t", bác sĩ Như cho biết.
Theo bác sĩ, trong trường hợp bị đứt chỉ một tinh hoàn thì cần tập trung giữ bộ phận còn lại. Cách bảo vệ là làm sạch vết thương, khâu da bìu che phủ, chống nhiễm trùng. Thân nhân người gặp nạn hoặc bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân nên giữ tinh hoàn, chuyển ngay tinh hoàn bị đứt về bệnh viện có chuyên khoa thụ tinh trong ống nghiệm để trữ mô.
Với bệnh nhân bị đứt cả hai tinh hoàn, thì nên cho ngay cả hai tinh hoàn vào bao sạch, phủ đá lạnh bên ngoài. Tinh hoàn đã lìa khỏi cơ thể vẫn có thể hồi phục sau 4-6 giờ đồng hồ nếu được bảo quản tốt.
Bác sĩ Như khuyên, gặp tình huống này, không nên chuyển cả hai tinh hoàn đến bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu - Nam khoa mà nên gửi một đến các bệnh viện có khoa thụ tinh trong ống nghiệm để trữ mô tinh hoàn. Việc làm này nhằm tích trữ lại "con giống" của bệnh nhân, sau này cần có con thì rã đông để lấy tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tinh hoàn còn lại cùng bệnh nhân nên được chuyển đến bệnh viện có phẫu thuật vi phẫu để nối mạch máu tinh hoàn.
Như vậy, điều quan trọng nhất khi sơ cứu T*i n*n giao thông với các nạn nhân bị tổn thương V*ng k*n là phải bảo tồn được tinh hoàn đến một trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (tại TP HCM là Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, An Sinh, Vạn Hạnh). Song song với việc này, bệnh nhân cũng cần được chuyển nhanh đến bệnh viện có khoa vi phẫu để nối tinh hoàn còn lại.
Về mặt thẩm mỹ, thiếu một tinh hoàn trong bìu có thể gây mặc cảm cho bệnh nhân, song bảo tồn được một tinh hoàn là đã đảm bảo đủ khả năng làm cha cho người đàn ông. Tinh hoàn còn lại có thể được đặt thẩm mỹ bằng một tinh hoàn giả.
Chủ đề liên quan:
đứt tinh hoàn khả năng khả năng làm cha làm cha tai nạn giao thông tinh hoàn Vỡ tinh hoàn