pv: thưa ông, từ thực tế chống dịch những ngày qua, bài học của bắc giang trong dập dịch là gì? trong quá trình khống chế dịch cái khó khăn nhất của bắc giang là gì, thưa ông?
Ông Phan Thế Tuấn: Đây là đợt dịch nguy hiểm, virus là chủng của Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao và lan rộng, nhanh; mặt khác dịch xảy ra trong khu công nghiệp nên kiểm soát khó khăn do có mật độ công nhân tập trung lớn, làm việc trong môi trường kín, di chuyển rộng, nhiều F0 đã di chuyển bằng phương tiện công cộng, sống cùng trong các khu nhà trọ, tốc độ lây lan nhanh.
Mặt khác, do chưa có kinh nghiệm phòng, chống dịch covid-19 trong các khu công nghiệp, năng lực xét nghiệm của tỉnh trong những ngày đầu còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc phát hiện sớm các ca bệnh trong các khu nhà trọ, khu công nghiệp nên việc phân tích tình hình dịch không được đầy đủ, ảnh hưởng đến công tác truy vết, khoanh vùng các trường hợp liên quan chưa được kịp thời.
Đến thời điểm này, có thể nói bước đầu tỉnh bắc giang đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. qua quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, tỉnh bắc giang tự rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Trong đó, theo chúng tôi, đó là các kinh nghiệm như: Khi dịch xảy ra trong khu công nghiệp sẽ vô cùng phức tạp, liên quan đến hàng trăm nghìn công nhân có nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, khi phát hiện dịch trước hết cần nhanh chóng xét nghiệm ngay cho toàn bộ số công nhân trong khu công nghiệp để đánh giá mức độ lây nhiễm; khẩn trương khoanh vùng, truy vết các trường hợp liên quan; phong tỏa ngay các khu dân cư tập trung đông công nhân có nguy cơ cao, đưa thiết chế cách ly tập trung vào những khu vực này để thiết lập mô hình khu cách ly tập trung tại chỗ nhằm khoanh vùng, khống chế dịch ngay.
Thực hiện nghiêm ngặt việc nội bất xuất, ngoại bất nhập không cho dịch lây lan sang các địa phương khác. Kết hợp nhiều phương pháp, thực hiện xét nghiệm nhanh trên diện rộng để kịp thời phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị sẵn các khu cách ly tập trung lớn để có thể cách ly cùng lúc hàng nghìn người vì nếu có F0 trong nhà máy thì sẽ phải cách ly ngay cả xưởng, sau đó mới phân loại F1, F2.
Trường hợp giữ công nhân ở lại thì phải có ngay phương án đảm bảo ăn ở cho họ, tổ chức đời sống cho công nhân và nhân dân trong thời gian thực hiện phong tỏa, cách ly xã hội.
Sau khi làm sạch khu công nghiệp thì cần sớm đưa công nhân trở lại làm việc trong nhà máy để vừa khôi phục sản xuất vừa chống dịch (chuyển công nhân từ cách ly ở nhà trọ vào cách ly sản xuất tại nhà máy). về lâu dài, để phòng chống dịch trong khu công nghiệp hiệu quả, chúng tôi sẽ chú trọng xây dựng mô hình “sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất”.
Các doanh nghiệp bố trí chỗ ăn, nghỉ cho người lao động, đảm bảo an toàn với nguy cơ lây nhiễm dịch từ cộng đồng; chia tách, phân nhóm người lao động theo phương châm “4 cùng: “Cùng làm việc, cùng ở, cùng ăn, cùng di chuyển”…
Việc thiết lập vùng cách ly y tế là nhằm đảm bảo điều kiện để các bộ phận, khu vực khác trong doanh nghiệp, doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất. Đối với những doanh nghiệp có khu ký túc xá, nhà trọ tập trung, doanh nghiệp phải bố trí phương tiện đưa đón người lao động từ ký túc xá đến nơi làm việc và ngược lại đảm bảo an toàn cho người lao động trước nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.
Cùng với chống dịch trong khu công nghiệp cần hết sức quan tâm phòng chống dịch lây nhiễm từ khu công nghiệp ra cộng đồng.
thưa ông, ông vừa nói tới chống dịch trong khu công nghiệp làm sao để đảm bảo sản xuất. vậy, thời gian tới, bắc giang có phương án gì để vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp khi số lượng công nhân đi làm việc trở lại ngày một nhiều?
- tình hình dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh bắc giang đã cơ bản được kiểm soát, đến thời điểm này đã có 7 huyện và thành phố bắc giang là “vùng xanh”. để nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tỉnh bắc giang đã thành lập ban chỉ đạo và các tổ hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Mô hình “sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất” được điều chỉnh linh hoạt theo từng trạng thái, đảm bảo tính hài hòa giữa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch và nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nên, số lao động đi làm trở lại mấy ngày gần đây tăng rất nhanh; tính đến hết ngày 30/6 đã có 40.000 lao động trở lại doanh nghiệp làm việc, con số này sẽ tăng lên hàng nghìn người mỗi ngày trong những ngày tiếp theo.
Chắc chắn, chúng tôi sẽ giữ vững nguyên tắc 4 cùng đã nói trên và “2 điểm, 1 đường” (người lao động di chuyển từ nơi cư trú, tạm trú đến nơi làm việc, không dừng đỗ, tiếp xúc với người trên đường). tất cả người lao động trở lại làm việc đều được xét nghiệm sàng lọc đảm bảo âm tính với covid – 19; thực hiện xét nghiệm tầm soát covid đối với người lao động mỗi lần cách nhau 7 ngày trong 2 tháng đầu tiên hoạt động trở lại.
Bộ phận y tế thường trực tại khu công nghiệp đã được thành lập để hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bố trí 12 khu cách ly dự phòng tại 6 huyện để khi có tình huống phát sinh sẽ nhanh chóng cách ly ca nhiễm, đảm bảo các khu vực sản xuất không bị ảnh hưởng vẫn duy trì hoạt động sản xuất.
Cuối cùng, chúng tôi ưu tiên tiêm vaccine covid - 19 cho người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa, người cung cấp dịch vụ thường xuyên tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ông!