Dinh dưỡng hôm nay

Giúp con ngủ đủ giấc trong thời internet

Một trong các vấn đề được ghi nhận trong xã hội hiện đại ngày nay là tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên từ cấp tiểu học.
Một trong các vấn đề được ghi nhận trong xã hội hiện đại ngày nay là tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên từ cấp tiểu học. Tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc cha mẹ phải biết bảo vệ sức khỏe thể lực cũng như trí lực của con cái mình. Muốn vậy chúng ta cần phải có một giấc ngủ đúng và ngủ đủ giấc">ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Theo Tổ chức Chăm sóc giấc ngủ quốc gia (National Sleep Foundation - Hoa Kỳ) khuyến nghị thời gian mà một người nên ngủ trong 1 đêm cho các lứa tuổi như sau: Trẻ tiểu học (6-13 tuổi) cần ngủ 9-11 giờ (trước đây là 10-11 giờ); Tuổi teens (14-17 tuổi): 8-10 giờ (trước đây là 8,5-9,5 giờ); Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ; Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ (không thay đổi so với trước). Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như giảm trí nhớ, giảm chiều cao, cân nặng, tâm S*nh l*, suy giảm hệ thống miễn dịch... và các hoạt động hàng ngày như việc đi học đều đặn và đúng giờ cũng khó thực hiện được; mối nguy hiểm khi đi xe trong tình trạng buồn ngủ...

Những đứa trẻ thiếu ngủ rất dễ sinh cáu gắt, tính tình cục cằn... Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ nảy sinh các vấn đề về tâm thần. Thực tế cho thấy, áp lực của việc học tập quá nhiều đã lấy bớt đi thời gian ngủ quý báu của chúng. Ngoài ra, thiết bị và trò chơi điện tử cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ra ngủ... Có tới 40% số trẻ vị thành niên có từ 2-4 thiết bị điện tử trở lên trong phòng ngủ. Những đứa trẻ này mỗi đêm dành ít nhất 30 phút để chơi trên những thiết bị điện tử này và như vậy có nghĩa là thời gian ngủ của chúng bị giảm đi chừng đó. Vậy là hôm sau chắc chắn chúng sẽ ngủ gật ở trường. Tình trạng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các chuyên gia y tế đưa ra những lời khuyên rõ ràng là lứa tuổi thanh thiếu niên cần phải ngủ đủ từ 8-9 giờ mỗi ngày.

Buổi sáng, chuông đồng hồ báo thức, con bạn không thể dậy liền ngay lập tức. Có khi bạn gọi nhiều lần thì con bạn mới chịu dậy; Con bạn thường ngủ quá nhiều vào những ngày nghỉ cuối tuần, thường là nhiều hơn khoảng 2 giờ so với bình thường. Ví dụ sáng thứ 7 mà ngủ tới gần trưa mới thức giấc thì hoàn toàn không tốt; Con bạn rất dễ nổi nóng và hay càu nhàu, lo lắng khi phải thức khuya học bài; Con bạn thường có những cơn buồn ngủ khoảng 10-15 phút gọi là “cơn ngủ gà ngủ gật”, dù đang ở trong lớp hay ở nhà; Hay ngủ gật trong lớp, ngủ ngay tại bàn học cho dù xung quanh mọi hoạt động vẫn diễn ra ngay bên cạnh; Con bạn muốn uống cà phê hay đồ uống chống lại cơn buồn ngủ vào ban ngày.

Tốt nhất con bạn cần sắp xếp đi ngủ và thức dậy theo một thời gian cố định mỗi ngày; Một vài hoạt động thể lực đều đặn hàng ngày sẽ giúp chúng tỉnh táo khi học tập và có giấc ngủ ngon; Không đặt máy tính cũng như tivi trong phòng ngủ của chúng: thời gian sử dụng các thiết bị điện tử có thể để con bạn ngủ muộn và khó có thể ngủ sau đó; Và nó sẽ tạo thành thói quen đi ngủ muộn vào ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày; Tắt tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ. Nếu không làm như vậy thì bạn phải sử dụng loại phần mềm để khóa mã không để con lên mạng vào giờ bắt buộc phải đi ngủ. Hoặc đối với các thiết bị điện tử, điện thoại di động, bạn cần phải yêu cầu con mình để vào một nơi quy định ngoài phòng ngủ.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giup-con-ngu-du-giac-trong-thoi-internet-18924.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Theo quy luật của tự nhiên, khi con người càng cao tuổi thì trước hết thể chất (S*nh l* con người) bị thay đổi, đó là da nhăn, tóc bạc, lưng khòm, đi đứng chậm chạp, nói năng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng, sức yếu... bên cạnh đó là những thay đổi về tâm lý.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Thống kê mới đây cho thấy 20-30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Mà nguyên nhân chính là stress khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.
  • “Ngày càng nhiều trẻ em hoặc gia đình gọi điện đến đường dây tư vấn về áp lực học hành, thi cử ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống”.
  • Em Đức Nghĩa, 12 tuổi, ở TP Biên Hòa được cha mẹ đưa đến trung tâm tư vấn với tâm trạng rất hoang mang, lo lắng.
  • Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, lượng soda các thanh thiếu niên hấp thụ vào cơ thể làm tăng nguy cơ bạo lực.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.