Theo quy luật của tự nhiên, khi con người càng cao tuổi thì trước hết thể chất (S*nh l* con người) bị thay đổi, đó là da nhăn, tóc bạc, lưng khòm, đi đứng chậm chạp, nói năng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng, sức yếu... bên cạnh đó là những thay đổi về tâm lý.
Theo quy luật của tự nhiên, khi con người càng cao tuổi thì
trước hết thể chất (S*nh l* con người) bị
thay đổi, đó là da nhăn, tóc bạc,
lưng khòm, đi đứng chậm chạp, nói năng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng, sức yếu...
bên cạnh đó là những
thay đổi về tâm lý.
Người cao tuổi (NCT) là tài sản quý của xã hội vì trong quá
trình sống và làm việc, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Tuy
nhiên khi tuổi cao, họ có những sự
thay đổi về tâm, S*nh l* để thích nghi và có
nếp sống thích hợp với lứa tuổi.
thay đổi về S*nh l*
Tuổi càng cao phản xạ càng chậm:
Không như lúc còn trẻ, NCT thường có những phản xạ rất chậm
chạp kể cả việc giao tiếp. Khi cần trao đổi một vấn đề gì đó thì việc lắng nghe
ghi nhận vấn đề rất chậm chạp và trong một khoảng thời gian rất lâu mới có thể
đưa ra được câu trả lời. Do đó, khi giao tiếp với NCT chúng ta cần phải kiên
nhẫn, nói chậm rãi, dễ nghe để các cụ nghe được và có câu trả lời chính xác,
trong trường hợp các cụ lãng tai, chúng ta càng cần kiên nhẫn hơn nữa.
Trong sinh hoạt hàng ngày, do sự đi đứng chậm chạp và phản
ứng chậm cho nên các cụ cần rất nhiều thời gian cho bất cứ một vấn đề gì khi có
sự di chuyển và chuẩn bị kể cả chuyện ăn uống, đi lại. Do vậy, trước khi ăn
uống, di chuyển cần thông báo sớm cho các cụ càng sớm càng tốt để các cụ chuẩn
bị. Cần hết sức tránh những cử chỉ, lời nói làm cho các cụ cảm thấy tủi thân và
mủi lòng.
Người cao tuổi rất mau quên:
Tuy nhiên, cần phân biệt sự chậm chạp và hay quên bình
thường của người già với bệnh lẫn, vì sự chậm chạp hay quên là vấn đề S*nh l*
bình thường của NCT còn lẫn là một bệnh do sự tổn thương của hệ thần kinh trung
ương.
Dễ mắc bệnh:
Do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn
dịch của cơ thể bị suy giảm, NCT thường rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm
phổi, nhất là viêm phổi đang là bệnh rất nguy hiểm đối với người cao tuổi vì nó
làm bộc phát bệnh lý về tim mạch ở NCT và là bệnh có tỉ lệ Tu vong cao ở NCT.
NCT do có sự
thay đổi đáng kể về mặt S*nh l* nên khi mắc bệnh sự đáp ứng của cơ
thể không còn mạnh mẽ nên những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên dễ
đưa đến bệnh nặng hơn người trẻ. Do đó, cần quan tâm, chăm sóc và quan sát kỹ
để sớm phát hiện ra những
thay đổi ở các cụ nhằm kịp thời săn sóc và chữa trị.
Hay bị té ngã:
Đây là đặc tính rất nguy hiểm của NCT vì chân yếu và khả
năng giữ thăng bằng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, việc phòng tránh té ngã cho
các cụ là vấn đề phải hết sức quan tâm như không để các cụ phải lên xuống cầu
thang hay trong nhà không nên bài trí không thuận lợi khi đi lại. Ở NCT, té ngã
là hết sức nguy hiểm, nhất là khi bị gãy xương mà gãy cổ xương đùi là một nỗi
ám ảnh.
thay đổi tâm lý
Bên cạnh những
thay đổi về thể chất về S*nh l* thì tâm lý
còn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với NCT vì trong các giai đoạn của
cuộc sống thì tuổi già là giai đoạn con người không phải làm gì để vun đắp cho
cuộc sống mà là giai đoạn thụ hưởng kết quả đạt được từ trước mang lại. Bên
cạnh đó, NCT bắt đầu cảm thấy mình không còn có ích như trước và trở nên lo
lắng quá độ nên có những xáo trộn tâm lý như phát bệnh trầm cảm hoặc trở nên lo
lắng hay đa nghi.
Người cao tuổi luôn mong muốn được chăm sóc và quan tâm
nhiều hơn:
Từ chỗ bị mất đi những khả năng đã có như không thể lái xe
được nữa, không tự nấu ăn hay tự chăm sóc vệ sinh cơ thể được nữa mà phải lệ
thuộc vào người khác nên lo lắng quá độ và lúc nào cũng đòi con cái quan tâm,
chăm sóc và rất dễ trở nên gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những
nhu cầu của mình.
Rất sợ cô đơn:
NCT rất dễ thấy cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng vì
sự cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Do đó, người già rất
dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc vào con cái của mình. Vì vậy, chúng ta cần cư
xử một cách tế nhị nhằm tránh làm cho các cụ có cảm giác bị hắt hủi hay ngược
đãi.
Hay lo xa:
Đây là đặc tính về tâm lý của NCT, do sự chậm chạp về tư duy
và cảm giác bị lệ thuộc, nhờ vả người khác mà các cụ luôn trăn trở, lo lắng đến
những chuyện đôi khi chẳng cần thiết. Vì sự lo lắng này, các cụ thường lặp đi
lặp lại những yêu cầu, những đòi hỏi hay những câu hỏi và từ đó có thể làm con
cháu hay người gần cận trở thành bực dọc và cau có với các cụ nếu không hiểu
được tâm lý NCT.
Dễ mủi lòng, tủi thân:
NCT rất dễ mặc cảm vì cho rằng mình là người “vô tích sự”
cho nên khi những nhu cầu hay yêu cầu của mình không được các con đáp ứng đầy
đủ hay nhanh chóng thì rất dễ mủi lòng, tủi thân vì cụ đã từng dành phần lớn
thì giờ của đời mình trong việc chăm sóc, lo lắng cho các con với ước mơ được
các con đền đáp lúc tuổi già mà không được như ý.
Dễ mắc bệnh trầm cảm:
Khi có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng với
cuộc đời mình, NCT rất dễ mắc bệnh trầm cảm và trở nên khó tính, gay gắt với
con cái.
Ngoài ra, vấn đề ưu tư hàng đầu của người già, dù nói ra hay
không, vẫn là quan tâm đến cái ch*t. Người thì rất thoải mái bàn luận về vấn đề
này, có những thu xếp rõ ràng về tang lễ của mình nhưng cũng có người rất kiêng
cữ, sợ xui xẻo.
BS. HỒ VĂN CƯNG