Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giúp thai phụ đối phó bệnh cúm

Bệnh cúm đối với người bình thường đã đáng ngại, với bà bầu thì lại càng phức tạp hơn.

Virus cúm lây lan, phát tán như thế nào?

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây lan bởi virus cúm phát tán và tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách xa đến hơn 2m. Các chuyên gia y tế cho rằng virus cúm phát tán chủ yếu bởi vô số phân tử nước khi người bị cúm ho và hắt hơi - 2 triệu chứng rất phổ biến của bệnh cúm. Những giọt nước li ti này được bắn vào không khí, sau đó có thể vô tình rơi vào miệng, mũi hoặc có thể bị hít vào phổi của những người ở gần khu vực xung quanh. Nếu bệnh nhân nói chuyện với người đối diện mà không đeo khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra bên ngoài và tiếp cận vật chủ mới. Khoảng thời gian virus cúm phát tán thường bắt đầu trước cả khi người bệnh cảm thấy không khỏe hoặc chỉ mới xuất hiện một vài triệu chứng đầu tiên.

Ngoài ra, người bệnh cũng có khuynh hướng dùng tay để che miệng khi hắt hơi hoặc ho, sau đó tiếp tục sinh hoạt bình thường mà không rửa tay. Điều này vô tình khiến cho người khác bị nhiễm virus cúm khi chạm vào bề mặt của các vật có chứa virus cúm rồi đưa tay sờ lên miệng, mũi hoặc có thể là dụi mắt của mình. Virus cúm có khả năng bám vào các loại vật dụng như mặt bàn, điện thoại, cốc nước, đũa, bát... và tồn tại đến 48 giờ sau để tìm cơ hội xâm nhập cơ thể con người.

Dấu hiệu bệnh cúm: Người nhiễm virus cúm thường có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ C), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng... khiến thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.

Bệnh cúm ảnh hưởng thai phụ thế nào?

Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa, hệ miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm khuẩn, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Tỷ lệ Tu vong của cúm cũng tăng lên nhiều đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình 1 trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm là có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.

Thai phụ nên tránh xa nguồn lây bệnh cúm để an toàn cho mẹ và bé.

Coi chừng bệnh cúm ảnh hưởng thai nhi

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sẩy thai, thai ch*t lưu hoặc đẻ non. Ngoài ra, thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Sự hiện diện của những chất liệu gene của virus cúm. Thân nhiệt của mẹ tăng cao. Các Thu*c trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Điều trị bệnh cúm cho thai phụ

Khi thai phụ bị cúm, bước đầu tiên cần thực hiện ngay tại nhà là: Nghỉ ngơi nhiều; Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt; Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng hoặc ho. Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).

Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng: Nước muối nhỏ mũi và Thu*c xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm. Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng. Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang.

Vì sốt cao (trên 38,50C có thể gây hại cho thai nhi, do đó, bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn như: Dùng Thu*c hạ sốt (acetaminophen là an toàn nhất); Tắm nước ấm; Uống nhiều đồ uống mát.

Nếu dấu hiệu bệnh cúm không thuyên giảm thì cần đến bệnh viện ngay.

Thai phụ cần nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại Thu*c nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng Thu*c mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại Thu*c đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.

Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống. Khi trong thành phố nơi bạn ở có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.

BS. Minh Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giup-thai-phu-doi-pho-benh-cum-n171997.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh cúm đối phó thai phụ

Tin cùng nội dung

  • Cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính gây ra bởi virut cúm. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm gây ch*t nhiều triệu người.
  • Cảm cúm thông thường là nhiễm virut đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, song tần suất bệnh cao nhất vào mùa đông.
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY