Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Gòn, cây Thuốc chữa bệnh tiết niệu

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, K*ch d*c và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh

Gòn, Cây bông gòn - Ceiba pentandra (L.) Gaertn., thuộc họ Gạo - Bombacaceae.

Mô tả

Cây lớn có thân tròn thẳng, cao 20 - 30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh. Lá kép chân vịt có 5 - 8 lá chét hình thuôn; gốc và chóp lá đều nhọn. Hoa họp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thuỳ, mặt trong có lông nhung. Tràng 5, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị 5, chỉ nhị chẻ đôi. Bầu hình nón, không lông, vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ hình đĩa có 5 thuỳ hình răng. Quả khô, hình bắp thịt, mở thành 5 mảnh. Vỏ quả có nhiều lông trắng dài.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, gôm, chồi non, lá, rễ cây, dịch rễ, quả non, hạt chưa bóc vỏ - Cortex,

Gummi, Gemnia, Folium, Radix, Fructus Semen Ceibae Pentandrae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, ở Lào, Ân Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Thành phần hoá học

Thân cây chứa gôm. Hạt có thành phần giống hạt bông nhưng chỉ có ít hoặc không có gossypol. Trong hạt Gòn có 20 - 25% dầu, 22,5 - 31,6% protein, 15-26% các este. Trong dầu hạt có các acid oleic, palmitic, stearic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin, pentosan. Dầu này có màu vàng sáng hay màu lục, không mùi, có vị giống dầu lạc, nửa đặc.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, K*ch d*c và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh khi bị viêm các loại rễ thần kinh. Gôm nhựa của cây bổ, gây khát, làm săn da và nhuận tràng. Lá non làm dịu, lợi sữa. Rễ lợi tiểu. Quả chưa chín làm săn da, làm Thuốc nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Java, người ta dùng các quả thật non để xào nấu làm rau ăn. Hạt làm giá; giá gòn dùng ăn sống hay xào ăn cũng ngon; lại có tính làm tăng sự tiết sữa. Nhiều bộ phận được sử dụng làm Thuốc. Vỏ cây thường dùng sắc uống chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh về thận, bệnh về phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, nhất là ỉa chảy thành từng thỏi dài, từng đoạn trông như albumin. Vỏ cũng dùng chữa chứng bất lực và còn dùng để chữa các bệnh về khớp, sốt rét và làm Thuốc giải độc rượu. Liều dùng 15 - 20g dạng Thuốc sắc; nếu dùng quá liều có thể bị nôn. Gôm từ thân cây tiết ra dùng trị đau bụng, lỵ, rong huyết, đái tháo. Liều dùng 4 -10g. Các chồi non và lá là Thuốc gây nôn và giải độc rượu. Liều dùng 15 - 20g. Lá non làm Thuốc lợi sữa; lá già dùng nấu nước gội đầu cho tóc mượt. Rễ Gòn dùng trị bò cạp đốt, cũng dùng sắc uống trị sốt rét, lỵ mạn tính, ỉa chảy, cổ trướng và phù toàn thân. Dịch rễ dùng trị đái đường. Dầu hạt Gòn được dùng thay thế dầu hạt Bông và có thể dùng chế xà phòng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/gon-cay-thuoc-chua-benh-tiet-nieu/)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY