Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: Chỉ số ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khoẻ

Trong những ngày qua, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức có hại cho sức khoẻ. Chỉ số chất lượng không khí đo được tại khu vực Hà Nội liên tục xuất hiện cảnh báo màu đỏ, tức là ở mức rất nguy hại cho sức khoẻ.

Vào thời điểm lúc 15h00 ngày 28/1, đánh giá chất lượng không khí (aqi) trên cổng thông tin quan trắc môi trường, ubnd tp hà nội cho thấy aqi tại đường phạm văn đồng đang ở mức 202, khu vực hàng đậu đạt 201, rất nhiều nơi khác trên địa bàn hà nội, aqi đều ở mức trên 150.

Quan trắc khu vực Hà Nội ngày 28/1

Trước đó, theo đo được của sở tài nguyên và môi trường hà nội, vào 15h30 chiều ngày 27/1, chất lượng không khí aqi ở 10 điểm đo của hà nội đều ở mức kém và mức xấu. nhiều nơi ghi nhận rất cao như điểm đo phạm văn đồng lên tới 240 (xếp loại xấu, mức nguy hiểm thứ 2 trong bảng chỉ số), điểm đo hàng đậu là 238 (xếp loại xấu).

Đặc biệt, vào ngày 25/1/2019, nhiều điểm đo ở hà nội ghi nhận aqi của bụi pm 2.5 (loại bụi được coi là nguy hiểm tới sức khoẻ) lên ngưỡng nguy hại. điểm đo phạm văn đồng đo được aqi pm 2.5 lên tới 400, một mà theo đánh giá của giới chuyên gia là hiếm khi lên tới. điểm đo mỹ đình, aqi pm 2.5 cũng lên tới hơn 300, điểm đo tại chi cục bảo vệ môi trường hà nội cũng lên tới 400. ở một số điểm đo khác, bụi aqi pm 2.5 cũng tiệm cận mức nguy hại.

Giải thích về việc chất lượng không khí Hà Nội xấu đi, các chuyên gia môi trường cho rằng, có thể có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do lượng người tham gia giao thông tăng cao trong dịp cận Tết, thứ hai có thể do hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong mùa đông, có khả năng làm chất lượng không khí xấu đột ngột. Hiện tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao (trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp). Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao.

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, BV Phổi Trung ương cho biết, bụi trong không khí (dù vô cơ hay hữu cơ) đều có thể xâm nhập vào đường thở, hạt càng nhỏ thì càng vào sâu. Với kích thước hạt bụi PM 2,5 có thể đi thẳng vào máu và gây bệnh. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Bụi từ các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường

Trong môi trường đô thị, bụi bao gồm bụi hữu cơ và vô cơ, nhất là bụi hữu cơ rất nhiều, nguyên nhân từ mật độ lớn các phương tiện giao thông ở đô thị. Nhiều tạp chất từ bụi loại này sẽ gây kích ức cho cơ thể, nhất là những người hay bị dị ứng, BS Hồng cho hay. Thực chất, loại bụi này hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại như chì…, lơ lửng trong không khí. Những chất này khi vào cơ thể còn gây ngộ độc cho cơ thể.

Theo khuyến cáo, khi chỉ số aqi từ 150 trở lên đã có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. còn nếu chỉ số aqi trên 300 khuyến cáo người dân không nên ra đường bởi chất lượng không khí như vậy cực kỳ nguy hại cho , bs hồng cảnh báo.

Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp khuyên, tốt nhất là khi chất lượng không khí suy giảm như hiện nay, những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh hô hấp mạn tính, tim mạch và các bệnh nội khoa khác…. cần hạn chế tối đa việc đi ra đường. Nếu bắt buộc phải lưu thông trên đường, người dân cần trang bị các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, kính…., chọn những thời điểm ra đường ít phương tiện giao thông. Kể cả việc tập thể dục buổi sáng thời gian này cũng không nên, BS Hồng cho biết. Những người mắc bệnh mạn tính kể trên cần phải quan tâm hơn tới sức khoẻ, nếu bệnh tái phát cần phải đi khám ngay.

Bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi PM2.5 có khả năng vào sâu trong phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp.

Theo bảng quy đổi giá trị aqi, chất lượng không khí ở mức tốt (0 - 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe; mức trung bình (51 - 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài; mức kém (101 - 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài; mức xấu (201 - 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài; mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-chi-so-o-nhiem-khong-khi-o-muc-co-hai-cho-suc-khoe-n153266.html)

Tin cùng nội dung

  • Cho dù bạn thông minh đến đâu nhưng nếu “dính” đến 7 điều sau thì đừng ngạc nhiên khi nhận ra chính những thói quen thường ngày tưởng chừng như vô hại ấy lại là kẻ thù đối với năng lực trí óc của mình.
  • Cho em hỏi chỉ số đường huyết là 7.8 có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Chế độ ăn uống và tập luyện thể thao như thế nào là hợp lý!
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Xét nghiệm công thức máu ( NFS numéro formule sanguine) - (Complete Blood Count (CBC).
  • Tôi thấy trong xét nghiệm máu thường có LDL, HDL và triglycerides.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY