Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Đã có kết quả xét nghiệm con dâu, con trai của bệnh nhân 251

MangYTe - Con dâu, con trai của bệnh nhân 251 ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và kết quả được lãnh đạo CDC Hà Nội thông tin sáng nay.

Trao đổi với PV sáng 9/4, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay, 2 trường hợp tiếp xúc gần của bệnh nhân 251 là con dâu và con trai đã cho kết quả âm tính lần 1 với COVID-19.

2 trường hợp F1 của bệnh nhân 251(BN251) đang cư trú tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Đây là hai người đã về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Năm chăm sóc bệnh nhân 251 trước khi phát hiện ông này dương tính COVID-19. Họ sẽ tiếp tục được cách ly, giám sát trong 14 ngày.

Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh nơi bệnh nhân 243 và 250 sinh sống đã bị cách ly. Thôn này có 9 xóm, với khoảng 10.872 nhân khẩu. Ảnh: Bảo Loan

Nam bệnh nhân 251, 64 tuổi, ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sở Y tế Hà Nam cho biết bước đầu xác định hơn 600 trường hợp là F1, F2 của ca bệnh.

Cơ quan chức năng xác định được 129 trường hợp tiếp xúc gần (F1) BN251 gồm nhóm nhân viên bệnh viện gồm 53 người thuộc 5 khu vực bệnh nhân tiếp cận là Khoa Cấp cứu, Khoa Tiêu hóa, Khoa Xét nghiệm, Khoa X-quang, Khoa Thăm dò chức năng.

Ngoài ra, còn có thêm các trường hợp là nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân, nơi đầu tiên BN251 khám trước khi chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã bị phong tỏa, cách ly hoàn toàn. Các bác sỹ, y tá, nhân viên y tế là F1 của BN251 được cách ly y tế tại hai tầng của Khoa Nội A từ tối 7/4.

BN251 sức khỏe yếu do nền tảng bệnh gout, xơ gan, viêm phổi, cứng khớp, teo cơ. Kết quả chụp cắt lớp phổi chiều 8/4 cho thấy tổn thương của phổi không lan rộng so với kết quả chụp X-quang trước đó. Lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đã mời các chuyên gia Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hội chẩn trực tuyến về ca bệnh để thống nhất phương hướng điều trị. Bệnh nhân được chuyển về khoa Y học Lâm sàng điều trị và cách ly.

Về bệnh nhân 243 ở Mê Linh, Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn cho biết hiện hai người là chị dâu và cháu nhỏ của bệnh nhân đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, trong cuộc họp đột xuất Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của TP Hà Nội chiều 7/4, nhà chức trách ở Hà Nội nói có 2 người đã dương tính lần 1 là hàng xóm và chị dâu của BN243.

Ngoài ra, có một cháu bé (4 tuổi) thường xuyên được bệnh nhân 243 bế hiện sốt 38 độ C. CDC Hà Nội đã lấy mẫu bệnh phẩm và chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 khám, điều trị.

Kết quả xét nghiệm cho thấy chị dâu và cháu nhỏ 4 tuổi này âm tính. Như vậy, đến nay chị có hàng xóm của bệnh nhân (BN250, 50 tuổi) đã chính thức mắc COVID-19.

Kết quả xét nghiệm kháng thể IgM của bệnh nhân 243 do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện cho thấy không phát hiện kháng thể trong cơ thể bệnh nhân này. Chuyên gia dịch tễ nói "có thể bệnh nhân mới nhiễm COVID-19" và không thể khẳng định người đàn ông này lây từ Bệnh viện Bạch Mai - nơi ông này từng đến hôm 12/3.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ha-noi-da-co-ket-qua-xet-nghiem-con-dau-con-trai-cua-benh-nhan-251-20200409100122312.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY