Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm trong các trường học

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch công tác y tế trường học trên địa bàn Hà Nội, trong đó UBND TP Hà Nội yêu cầu các trường học đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Theo kế hoạch, Kế hoạch số 184/KH-UBND về triển khai công tác y tế trường học năm học 2019 - 2020 trên địa bàn thành phố, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu 100% trường học và các cơ sở giáo dục có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, thuận tiện công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh, phấn đấu 100% trường học có cán bộ y tế trình độ từ y sỹ trung cấp trở lên theo quy định.

Ngoài ra, 100% trường mầm non, phổ thông tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh, 100% các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị.

100% trường học đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt cho học sinh, giáo viên; 100% có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, an toàn, thân thiện và sử dụng tốt; duy trì kiểm tra các điều kiện vệ sinh tại các đơn vị trường học.


Tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh. Ảnh minh hoạ.

Trên tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai mô hình điểm về truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong trường học, góp phần từng bước giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột sống, bệnh răng miệng, giun sán, hen phế quản... và các yếu tố nguy cơ của sức khỏe trong trường học.

Ngoài ra, theo dõi đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phối hợp triển khai Chương trình sữa học đường, bữa ăn học đường cấp mầm non, tiểu học. 100% các trường THCS, THPT tổ chức truyền thông giáo dục dân số- sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS cho học sinh. Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thành phố triển khai thực hiện 11 nội dung trọng tâm. Trong đó, đáng chú ý là tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên tập trung tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.

Triển khai nội dung chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên: Khám sức khỏe theo chuyên khoa, sơ cấp cứu ban đầu, nha học đường, phòng chống các bệnh về mắt, gù vẹo cột sống..., thông báo các trường hợp mắc bệnh cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học: Bếp ăn bán trú, căng tin, cơ sở cung cấp suất ăn cho học sinh, nước uống cho học sinh, các hàng, quán bán thực phẩm khu vực xung quanh các trường học. Phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm , từng bước triển khai áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại các trường tiểu học bán trú; chương trình Sữa học đường nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo, tiểu học. Đưa công tác y tế trường học vào chỉ tiêu đánh giá thi đua hằng năm của các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục.

TH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-khong-de-xay-ra-dich-benh-lon-ngo-doc-thuc-pham-trong-cac-co-so-giao-duc-tren-dia-ban-thanh-pho-n162558.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY