Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội mỗi ngày 100 ca Covid-19 chả có gì ghê gớm cả

Số mắc Covid-19 ở Hà Nội hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng nếu tổng số mắc mỗi ngày tăng lên tới 500 - 1.000 hay vài nghìn ca thì câu chuyện sẽ khác
Hà Nội ghi nhận 11 chùm ca bệnh với nhiều ổ dịch phức tạp. 

Số ca mắc covid-19 trong cộng đồng liên tục tăng

Trong những ngày gần đây, số ca mắc covid-19 trên địa bàn thành phố hà nội liên tục gia tăng, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp tại nhiều quận, huyện.

Chỉ tính trong 7 ngày qua (từ ngày 1-6/11), trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội đã ghi nhận tổng cộng 516 ca mắc mới, trong đó có 225 ca trong cộng đồng.

Cụ thể, ngày 6/11, trên địa bàn thành phố hà nội đã ghi nhận 93 ca dương tính mới với virus sars-cov-2 (trong đó có 54 ca tại cộng đồng); ngày 5/11, hà nội ghi nhận 133 ca mắc covid-19 (61 ca trong cộng đồng); ngày 4/11, ghi nhận 104 ca dương tính (64 ca trong cộng đồng); ngày 3/11, ghi nhận 67 ca f0 (16 ca trong cộng đồng); ngày 2/11 ghi nhận 62 ca dương tính (12 ca cộng đồng); ngày 1/11, có 57 ca mắc mới (18 ca trong cộng đồng).

Chiều 6/11, hà nội đánh giá mức độ dịch đối với toàn thành phố ở cấp độ 2; ghi nhận 11 chùm ca bệnh, ổ dịch.

Đánh giá về tình hình dịch ở hà nội, pgs. ts trần đắc phu, nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế), cố vấn trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, cho biết khi thực hiện nới lỏng và triển khai theo nghị quyết 128/nđ-cp thì chắc chắn các ca bệnh, chuỗi lây nhiễm sẽ xuất hiện trong cộng đồng. bởi lẽ, nguyên tắc của việc nới lỏng là "chấp nhận có f0 nhưng tình trạng bệnh tật không trở nặng".

Trước câu hỏi sau nhiều ngày nới lỏng, dịch tại hà nội đã từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 thì liệu trong thời gian tới có khả năng thuộc cấp độ 3 hay không, pgs.ts trần đắc phu cho rằng khả năng này khó xảy ra.

"hà nội đã đánh giá hơi 'quá' về tình hình dịch bệnh vì trên thực tế, thành phố còn rất nhiều 'vùng xanh', chỉ có 'vùng vàng' ở một số nơi nhưng ở phạm vi nhỏ. đặc biệt, tôi cho rằng, hiện dịch bệnh ở hà nội vẫn trong tầm kiểm soát" - ông phu nói.

Đồng tình với quan điểm này, trao đổi với  phóng viên infonet ông nguyễn việt hùng, phó chủ tịch hội kiểm soát nhiễm khuẩn hà nội, cho rằng hiện mỗi ngày hà nội ghi nhận trung bình 100 ca, trong đó khoảng 50-60% ngoài cộng đồng.

“số lượng như vậy không có gì ghê gớm cả. vì ổ dịch vẫn còn, vi rút ngoài cộng đồng còn. trong khi người dân đã được giao lưu làm việc bình thường thì sẽ nhiễm, nhất là những trường hợp mang vi rút mà không có triệu chứng. do đó, xuất hiện ổ dịch chỗ này, chỗ kia không có gì lạ”, pgs. ts nguyễn việt hùng bày tỏ.

Điều thuận lợi đối với Hà Nội, theo ông Hùng, là đa số người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm phòng, nếu như nhiễm đa số không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ không gây áp lực cho cơ sở y tế.

“Mặc dù trẻ em chưa được tiêm, qua thống kê tỷ lệ mắc ở trẻ em, tỷ lệ tăng nặng thấp hơn người lớn rất nhiều lần. Điều này đỡ lo lắng cho tình hình dịch ở đây”, ông Hùng  phân tích.

Tuy nhiên, với số ca ngoài cộng đồng liên tục tăng, nếu tổng mỗi ngày số ca mắc covid-19 mới tăng lên tới 500 - 1.000 hay vài nghìn ca thì pgs. ts nguyễn việt hùng cảnh báo sẽ “là câu chuyện sẽ khác”.

“Lúc này, dịch không đơn giản rồi vì trẻ em chưa tiêm, một số người già vì nhiều lý do cũng chưa được tiêm hoặc rất nhiều người chưa được tiêm mũi 2. Mà tỷ lệ mắc nhiều thì những nhóm đối tượng này khả năng chuyển nặng sẽ tăng lên, dẫn tới quả tải y tế, khi ấy T* vong sẽ xảy ra”, PGS. TS Nguyễn Việt Hùng bày tỏ.

Người dân chủ quan, chính quyền cơ sở lơ là?

Qua thực tế những ngày vừa qua, pgs. ts nguyễn việt hùng nhận thấy có một số tồn tại. đầu tiên phải kể đến ý thức của người dân không tốt, đã có sự chủ quan, coi nhẹ, thậm chí quên mất covid-19 đang bên cạnh mình.

Biểu hiện bằng chuyện tụ tập đến chỗ đông người không giữ khoảng cách, không tuân thủ nghiêm biện pháp phòng chống dịch. hình ảnh người dân chen chúc đi tàu đường sắt trên cao ngày 6/11 hôm qua là ví dụ. hay như nhiều ca f0 điều tra dịch tễ trở về từ vùng dịch nhưng đã đến rất nhiều điểm đông người.

“Quy định ở vùng dịch về mặc dù tiêm vắc xin nhưng vẫn phải theo dõi y tế tại nhà tức là không tụ tập, không đến nơi đông người nhưng vẫn đi. Như thế là vi phạm. Anh tự theo dõi y tế tại nhà nghĩa là không đến chỗ đông người, có biểu hiện triệu chứng phải khai báo. Nhưng dường như mọi người đã coi nhẹ chuyện này. Theo tôi những trường hợp này phải xử lý.

Trong khi hà nội chưa mở cửa được trường học nhưng hình ảnh người dân chen chúc đi thử tàu trên cao ngày hôm qua cũng không tuân thủ 5k trong đó có đảm bảo giãn cách”, ông hùng lo ngại.

Trong khi người dân chủ quan thì theo ông Hùng tổ chức chính quyền cơ sở, các chủ nhà hàng, khách sạn dịch vụ có vẻ như cũng buông lỏng trách nhiệm đối với công tác phòng dịch.

“Việc kiểm tra, giám sát ở các cấp cơ sở, các ngành chức năng dạo này không thấy nói đến. Mặc dù vi phạm nhiều nhưng không thấy có ai bị xử lý, không thấy bị nhắc nhở cũng như xử phạt. Tôi cho rằng cần kiểm tra, giám sát, xử phạt ở các cơ quan chính quyền địa phương có sự buông lỏng.  

Với ca bệnh như hiện nay, theo tôi cứ tuân thủ tốt 5k thì không đáng ngại. Tuy nhiên, cần phải khắc phục những tồn tại trên và phải đẩy mạnh trong thời điểm này. Theo đó, cần tăng cường kiểm tra giám sát, tăng cường tuyên truyền, xử phạt những hành vi vi phạm để người dân biết, rút kinh nghiệm”, ông Hùng kiến nghị. 

N. Huyền 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/ha-noi-moi-ngay-100-ca-covid-19-khong-co-gi-ghe-gom-ca-397020.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY