Ẩm thực hôm nay

Hà Nội mưa gió bão bùng, chị em hãy pha ngay tách trà này sau khi về nhà để không bị sụt sùi cảm lạnh vì ngấm mưa!

Đi mưa về, chị em hãy pha ngay ly trà nóng này để uống cho ấm người và đỡ bị cảm nhé.

Dạo này, hà nội vào mùa mưa bão. cứ cuối chiều là mây đen ùn ùn kéo đến, mưa xuống đúng tầm chị em rời công ty về nhà. thời tiết khắc nghiệt, chị em dễ bị cúm hoặc cảm lạnh. chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 cách pha trà gừng để không bị cơn cảm lạnh ghé thăm.

1. Trà gừng pha nước nóng

Hà Nội mưa gió bão bùng, chị em hãy pha ngay tách trà để không bị sụt sùi cảm lạnh vì ngấm mưa! - Ảnh 1.

Đây là cách pha trà gừng đơn giản nhất luôn!

Nguyên liệu: 1/2 củ gừng, 350ml nước sôi, 1/2 thìa cà phê mật ong.

Cách làm: Gừng nạo vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Thả gừng vào cốc, rót khoảng 300ml nước sôi vào, thêm 1/2 thìa cà phê mật ong. Khuấy đều và để khoảng 20-30 phút cho gừng tiết ra nước và nước nguội bớt là bạn có thể uống được rồi!


2. Trà xanh pha gừng

Hà Nội mưa gió bão bùng, chị em hãy pha ngay tách trà để không bị sụt sùi cảm lạnh vì ngấm mưa! - Ảnh 3.

Trà xanh pha gừng tươi thì phức tạp hơn 1 chút

Nguyên liệu: 4-5 lá trà xanh, 1/2 củ gừng, 2 lát chanh, 1 thìa cà phê mật ong.

Cách làm: Đầu tiên, chị em hãy rửa thật sạch lá trà xanh, miết 2 mặt lá dưới vòi nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó, vò nhẹ lá trà, cho vào bình và đổ ngập nước sôi. Hãm trà khoảng 3 phút rồi đổ phần nước đầu đi, tiếp tục rót ngập nước sôi vào bình. Đợi khoảng 10 phút, đổ nước trà nóng ra cốc.

Gừng nạo vỏ, cắt lát rồi thả vào cốc trà xanh cùng 1-2 lát chanh tươi, 1 thìa cà phê mật ong. Khuấy đều và đợi khoảng 20-30 phút cho gừng tiết ra nước và trà bớt nóng là có thể uống được.


3. Trà gừng bạc hà

Hà Nội mưa gió bão bùng, chị em hãy pha ngay tách trà để không bị sụt sùi cảm lạnh vì ngấm mưa! - Ảnh 5.

Trà gừng kết hợp với lá bạc hà sẽ tạo ra hương vị "đỉnh của chóp" luôn

Nguyên liệu: 1 thìa canh nước cam, 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, 2-3 lá bạc hà, 1/2 củ gừng, 1 thìa bột đậu (không bắt buộc), 1 thìa cà phê mật ong.

Cách làm: Gừng nạo vỏ, cắt lát. Cho tất cả các nguyên liệu vào cốc, rót vào khoảng 350ml nước sôi, khuấy đều và đợi khoảng 20-30 phút để gừng tiết ra nước và nước nguội bớt là xong.

Vì sao trà gừng lại giúp bạn chống cảm lạnh?

Gừng là một loại gia vị có tính cay nóng mà ai cũng biết. Gừng làm cho mạch máu giãn nở, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, vì thế nó có tác dụng đặc biệt trong việc làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài.

Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra rằng, gừng là loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời, ngăn ngừa bệnh tim mạch, có hiệu quả tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.

Lưu ý: Tuy nhiên, theo quan niệm của Đông y truyền thống, gừng cũng giống như tiêu, tỏi, là một thành phần thực phẩm thuộc tính cay và nóng, khuyến cáo không được ăn quá mức, nếu không sẽ "lợi bất cập hại".

Chính vì vậy, khi pha trà gừng, chị em chỉ nên cho khoảng 3-4 lát gừng trong 1 lần pha. không nên cho quá nhiều, kẻo đẩy được cơn cảm lạnh thì lại phải đón cơn "nóng trong".

Với những thông tin và gợi ý về những cách pha trà gừng chuẩn này, hy vọng chúng ta sẽ vượt qua mùa mưa bão thật mạnh khỏe. Chị em đừng quên mang theo ô và áo mưa trước khi ra đường mỗi ngày nhé!

Hà Nội mưa gió bão bùng, chị em hãy pha ngay tách trà để không bị sụt sùi cảm lạnh vì ngấm mưa! - Ảnh 7.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ha-noi-mua-gio-bao-bung-chi-em-hay-pha-ngay-tach-tra-nay-sau-khi-ve-nha-de-khong-bi-sut-sui-cam-lanh-vi-ngam-mua-20210513164102723.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Trà thảo mộc không chỉ giúp bạn giữ nhiệt hơn trong mùa đông, mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY