Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài, bố mẹ lưu ý các khung giờ sau nên hạn chế cho trẻ ra đường hoặc vui chơi ngoài trời

Đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội có khả năng kéo dài do thời tiết được dự báo sẽ tiếp tục ấm lên trong những ngày tới.

Hà nội liên tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Nhiều ngày nay, hà nội liên tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. dự báo, ô nhiễm không khí sẽ còn kéo dài cho đến khi một đợt gió mùa đông bắc mới tràn xuống nước ta.

Nguyên nhân của đợt ô nhiễm này được xác định là do các nguồn thải từ giao thông, xây dựng, công nghiệp và dân sinh (đốt than tổ ong, đốt rác) gây ra, trong điều kiện thời tiết nghịch nhiệt khiến chất ô nhiễm không phát tán được.

Cho đến ngày hôm nay (25/1), theo thông tin từ cổng thông tin quan trắc môi trường ủy ban nhân dân tp. hà nội, chất lượng không khí của thủ đô lại ô nhiễm hơn với chỉ số aqi là 160, nằm ở ngưỡng màu đỏ (xấu).

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài, bố mẹ lưu ý kĩ các khung giờ nên hạn chế cho trẻ ra đường hoặc vui chơi ngoài trời - Ảnh 1.

Ngày 25/1, tại Hà Nội, trong số 35 điểm đặt máy đo AQI, 17 điểm cho kết quả nằm ở biên độ đỏ và 18 điểm ở cho kết quả biên độ màu cam (kém).

Trước tình hình ô nhiễm không khí như hiện nay, tổng cục môi trường khuyến cáo người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng cách thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tránh tham gia các hoạt động ngoài trời, đặc biệt lưu ý nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già, người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp mạn tính cần thở nhiều.

Các khung giờ nào nên hạn chế cho trẻ ra ngoài những ngày ô nhiễm không khí?

Mặc dù nhiễm không khí gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em nhưng không phải cứ ô nhiễm không khí thì việc cho con ở nguyên trong nhà cả ngày sẽ tốt, chưa kể các hoạt động thường ngày vẫn phải duy trì nên các mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ ra ngoài đường hoặc vui chơi trời vào những khung giờ như: tối và sáng sớm. bởi, theo tổng cục môi trường, đó chính là hai thời điểm ô nhiễm không khí thường cao nhất.

trong trường hợp vẫn bắt buộc phải ra ngoài đường, các mẹ có thể bảo vệ bé khỏi những tác hại của ô nhiễm không khí bằng cách dưới đây:

- Hạn chế đi xe máy hoặc đi bộ, thay vào đó nên đi ô tô hoặc sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với ô nhiễm không khí.

- Đeo kính và dùng khẩu trang phòng độc, lọc bụi mịn mỗi khi di chuyển trên đường bằng xe gắn máy hoặc đi bộ. Các chuyên gia lưu ý, bố mẹ nên chọn sản phẩm mang ký hiệu N95, N99 bởi chúng có thể lọc được từ 85 – 99% những hạt bụi nhỏ. Khẩu trang thông thường không có tác dụng.

- Khi ở ngoài đường về nên vệ sinh mắt và mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối S*nh l* để loại bỏ bớt bụi bẩn bay vào mắt, đường hô hấp.

- Hướng dẫn bé những thói quen vệ sinh tay chân và cơ thể sau khi đi ra ngoài đường về để hạn chế vi khuẩn bám trên tay hoặc trên da gây hại đến sức khỏe của trẻ.

- Ngoài ra cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giàu dinh dưỡng, đầy đủ vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt lưu ý trẻ nhỏ cần bú đủ và trẻ lớn cần uống đủ nước.

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài, bố mẹ lưu ý kĩ các khung giờ nên hạn chế cho trẻ ra đường hoặc vui chơi ngoài trời - Ảnh 3.

nếu bố mẹ vẫn muốn con được vận động ngoài trời trong những ngày ô nhiễm không khí thì đâu là khung giờ tốt nhất?

10 giờ sáng và 3 giờ chiều chính là khung giờ bầu không khí trong ngày trong lành nhất, thích hợp cho trẻ ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Song, vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- cho bé vui chơi ở những khu vực thông thoáng, có nhiều cây xanh, gió mát.

- không nên cho trẻ tập thể dục ngoài trời với cường độ nặng vì việc tập nặng sẽ khiến trẻ phải hít nhiều, thở mạnh.

Kết quả một nghiên cứu do who công bố năm 2019 cho thấy việc tiếp xúc với không khí độc hại ở cả trong nhà và ngoài đường khiến hơn 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi Tu vong mỗi năm.

Trẻ em cũng được cho là dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn do đó dễ nhiễm các chất độc hơn, trong khi não bộ và cơ thể của các em vẫn đang phát triển.

Cũng theo who, mỗi ngày 93% số trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang hít thở không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ha-noi-o-nhiem-khong-khi-keo-dai-bo-me-luu-y-cac-khung-gio-sau-nen-han-che-cho-tre-ra-duong-hoac-vui-choi-ngoai-troi-20210125122125352.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY