Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19

MangYTe – Mặc dù nhiều quán ăn vỉa hè, cửa hàng cà phê, trà đá… đều đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19 nhưng không ít cửa hàng ăn trong nhà được hoạt động nhưng không tuân thủ quy định bố trí nước sát khuẩn, màng ngăn các vị trí ngồi.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ngay sau khi có yêu cầu của ubnd tp hà nội, các quán ăn vỉa hè, quán cà phê và trà đá vỉa hè, điểm di tích… đều tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch, tuy nhiên, với những cửa hàng được phép hoạt động như nhà hàng, quán ăn trong nhà thì phần đa đều "thơ ơ" với các quy định về phòng, chống dịch.

Ngách 76/2 phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) là một điển hình. Mặc dù ngách 76/2 có chiều dài chưa đầy 100 mét nhưng có rất nhiều quán ăn, nhà hàng hoạt động.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Vào trưa 18/2, quán ăn p.t tại ngách 76/2 phố duy tân (cầu giấy) tập nập thực khách. ảnh: b.loan

Ngày 18/2, ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, vào buổi trưa, dọc con ngách 76/2 phố Duy Tân tấp nập người qua lại, phần đa người dân đi lại trong ngách này đều đeo khẩu trang.

Khi nhiều cửa hàng vẫn "cửa đóng then cài" vì dịch COVDI-19 thì cửa hàng P.T (ngách 76/2 phố Duy Tân) lại tấp nập khách ra vào.

Ghi nhận của pv, vì khách hàng ra vào tấp nập nên hầu hết, 6 chiếc bàn bên trong quán ăn này đều phải đáp ứng vị trí ngồi cho thực khách. nhiều khách hàng có mặt tại đây cũng khó có thể giữ được sự an toàn trước dịch covid-19 bởi muốn dùng bữa thì buộc phải ngồi gần nhau dưới 1 mét.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Các bàn ăn bên trong quán ăn p.t đều kín khách. ảnh: b.loan

Cửa hàng ăn V.T nằm ngay đầu ngách 76/2 – đoạn đối diện quán P.T, cũng tương tự.

Vào giờ trưa, quán ăn v.t trở nên tấp nập. trong khi các nhân viên nhanh tay bê những suất ăn đến từng bàn để phục vụ thực khách thì một vài khách hàng khác đứng tại lối ra vào chính để chờ được xếp vị trí ngồi.

Cũng giống như cửa hàng ăn P.T, ở bên trong cửa hàng V.T, thực khách dễ dàng nói chuyện rôm rả vì không bị ngăn cách bởi màng chắn.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Hình ảnh ghi tại cửa hàng ăn V.T (đầu ngách 76/2 phố Duy Tân) vào trưa 18/2. Ảnh: B.Loan

Sau giờ trưa, cửa hàng cà phê Highland (phố Duy Tân) được che tầm mắt bởi những tấm rèm khổ to.

Nhìn từ bên ngoài, có lẽ ai cũng khẳng định, cửa hàng cà phê này đã đóng cửa theo yêu cầu của ubnd tp hà nội để chống dịch. thậm chí, một số nhân viên bảo vệ khẳng định, cửa hàng chỉ cho khách hàng mua về.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Cửa hàng cà phê Highland nhìn từ bên ngoài. Ảnh: B.Loan

Tuy nhiên, phía bên trong lại là một khung cảnh ồn ào, đông đúc. ngoài những xe ôm công nghệ đeo khẩu trang chờ thực hiện các đơn hàng online để trả khách thì hầu hết, sự huyên náo, rôm rả ở các bàn đều thể hiện "như chưa hề có dịch covid-19".

Lối ra vào không những không được bố trí nước sát khuẩn, mà giữa các bàn cũng không được bố trí màng ngăn đảm bảo an toàn.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Thực tế, bên trong cửa hàng cà phê Highland lại tấp nập người xếp hàng chờ mua, người ngồi uống tám chuyện.

Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Chứng kiến khung cảnh bên trong cửa hàng cà phê Highland (trên phố Duy Tân), có thể thấy "như chưa hề" có dịch COVID-19. Ảnh: B.Loan

Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng cũng như ngành y tế đều căng mình kiểm soát những ca nhiễm trong cộng đồng.

Bởi ngay trong thời điểm nhiều cửa hàng trên phố duy tân tấp nập, huyên náo thì các điểm phong tỏa trên con phố này như văn phòng công chứng số 3, ngõ 86 duy tân và ngõ 49 dịch vọng vẫn chưa hết thời gian dỡ bở phong tỏa.

Trong khi đó, nhiều ca mắc COVID-19 được phát hiện đều năm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, quận Ba Đình – địa bàn tiếp giáp với quận Cầu Giấy. Cụ thể như BN2009, BN1722, BN2010, BN 2011 (ở chung cư Garden Hill, số 99 Trần Bình, Nam Từ Liêm); BN2234; BN2273…

Chiều cùng ngày, văn phòng ubnd tp hà nội đã có thông báo số 40 kết luận của ông chử xuân dũng – phó chủ tịch ubnd tp hà nội tại cuộc họp bcđ phòng chống dịch covid-19 hà nội, phiên họp trực tuyến số 91.

Cụ thể, sau Tết, người dân sẽ trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, bên cạnh đó Hà Nội có nhiều khu công nghiệp. Vì vậy, sẽ có nhiều người từ các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh thành có dịch sau thời gian về quê ăn Tết sẽ trở lại làm việc và có thể mang theo mầm bệnh vào Thành phố.

Đồng thời, trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến Trung ương nên có thể sẽ có các trường hợp người bệnh từ các tỉnh lên Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện này cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.

Mặc dù người dân Thủ đô cơ bản đã đồng thuận, hưởng ứng và thực hiện các quy định của Trung ương, Thành phố và tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Tuy nhiên tại một số khu vực, cộng đồng dân cư còn hiện tượng tập trung đông người và đi lại không cần thiết, một số ít người dân chưa đeo khẩu trang. một số cửa hàng chưa nhắc nhở khách hàng tuân thủ việc đeo khẩu trang và ngồi giãn cách....

Vì vậy theo nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới trên địa bàn Thành phố.

Bảo Loan

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-rung-minh-voi-quan-an-rom-ra-tap-nap-nhu-chua-he-co-dich-covid-19-2021021815450489.htm)

Tin cùng nội dung

  • UBND Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm...
  • Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong.
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Nhiều hộ dân sinh sống tại phường Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm – Hà Nội) đã hơn 1 tháng nay phải sống cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng. Các hộ dân này đã sử dụng nhiều cách “chống hạn” khác nhau, không ít hộ phải phá nền nhà để khoan giếng lấy nước dùng.
  • Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở một số địa phương, tuy nhiên khi cán bộ đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi...
  • Để có làn da đẹp, mọi người cần có biện pháp bảo vệ da và cần thực hiện từ khi còn trẻ và phải kiên trì.
  • Lâu nay những nguồn thực phẩm từ nhiều tỉnh thành lân cận và các vùng miền xa xôi đổ về các thành phố lớn phục vụ “thượng khách”.
  • Ngày 8/5, phóng viên báo Sức khỏeĐời sống có mặt tại chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), chứng kiến nhiều du khách đã phải bịt mũi hoặc đeo khẩu trang vì nước thải bốc mùi hôi thối.
  • Theo dự báo, thời tiết năm nay có khả năng diễn biến phức tạp, mưa bão bất thường và mùa mưa có khả năng đến sớm hơn so với các năm trước.
  • Ngày hè nóng nực, các đồ uống mát lạnh, trong đó trà đá vỉa hè là thức uống dân dã rất được ưa chuộng. Sự thật những cốc trà đá tiềm ẩn hiểm họa “ch*t người” mà có thể bạn chưa biết
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY