Tâm sự hôm nay

Lòng vòng thực phẩm bẩn

Lâu nay những nguồn thực phẩm từ nhiều tỉnh thành lân cận và các vùng miền xa xôi đổ về các thành phố lớn phục vụ “thượng khách”.
* Hiện nay, nhiều loại thực phẩm được vận chuyển từ các vùng miền khác nhau lên các thành phố lớn để phục vụ “thượng khách”. Nhưng khi ôi thiu, số hàng bẩn này lại ngược đường trở về tỉnh lẻ và được trà trộn để rồi lại “ung dung” trở thành đồ nhậu,...

Lâu nay những nguồn thực phẩm từ nhiều tỉnh thành lân cận và các vùng miền xa xôi đổ về các thành phố lớn phục vụ “thượng khách”. Những nguồn hàng này khiến người tiêu dùng vừa xài vừa run vì nỗi lo ô nhiễm từ khâu chăm sóc, giết mổ, vận chuyển,... Ấy vậy mà những thứ hàng ế, hàng tồn trong mớ bòng bong này lại còn bị những kẻ hám lợi đưa ngược trở về các tỉnh thành xa, trà trộn lập lờ để tiêu thụ...

“Lối thoát” cho thịt bẩn

Ngày 3/5, Công an TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Văn Hùng (29 tuổi), trú tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) do vận chuyển nội tạng bò và thịt bò không có giấy tờ chứng nhận kiểm dịch theo quy định, với số tiền 3,5 triệu đồng. Lực lượng chức năng cho biết, khi đang làm nhiệm vụ trên QL2A từ Hà Nội về Vĩnh Phúc đã phát hiện xe ôtô BKS: 88C-2308 do Bùi Văn Hùng điều khiển có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra phát hiện trên xe chở nhiều sọt nhựa có chứa nội tạng bò và thịt bò, tổng trọng lượng 295kg. Toàn bộ lô hàng này đều đã bốc mùi, không được bảo quản. Tại Cơ quan công an, lái xe kiêm chủ hàng Hùng khai nhận đã mua số hàng trên ở chợ đầu mối Bắc Thăng Long - Hà Nội đem về Vĩnh Phúc tiêu thụ. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ gần 3 tạ thực phẩm nói trên. Nếu không bị cơ quan chức năng phát hiện, số nội tạng và đuôi bò này sẽ chuyển về Vĩnh Phúc bán cho các nhà hàng làm đồ nhậu.

Bất ngờ hơn nếu biết rằng, trước đó, ngày 17/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an Vĩnh Phúc cũng đã bắt quả tang 320kg nội tạng, thịt, mỡ bò thối do chính lái xe Bùi Văn Hùng đang chuẩn bị chuyển lên Vĩnh Phúc tiêu thụ. Toàn bộ số hàng trên cũng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ kiểm định theo quy định.

Chỉ qua một trường hợp điển hình đã đủ để nảy sinh những vấn đề lớn đáng lo ngại. Đó là thực trạng gom thực phẩm “hết đát” thành phố đem về các tỉnh chế biến, trà trộn trong đồ nhậu, dân nhậu lúc mềm môi và bị mùi hành mỡ át đi luôn trở nên “dễ dãi” lạ lùng. Vấn đề nữa là việc coi thường những biện pháp xử lý của cơ quan chức năng khi một lái xe dễ như bỡn trở thành chủ lẫn người vận chuyển hàng trăm kg thịt bẩn, một cách rất công khai đến trơ lỳ, sẵn sàng nộp vài triệu đồng tiền phạt vì lẽ chỉ một chuyến thoát hàng thì lợi nhuận có thể “gánh” cho nhiều chuyến bị tóm. Nếu không tăng cường biện pháp xử phạt, chưa biết chừng đây lại là “lối thoát” cho hàng tấn thịt bẩn hàng ngày đang thiếu nơi tiêu thụ, là kế sinh nhai cho khối kẻ sẵn máu liều và độ trơ lỳ.

Thêm một lần “bẩn”

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế trong năm 2014, tỷ lệ cũng như số lượng cơ sở có vi phạm ATTP vẫn khá lớn. Trong tổng số 514.735 cơ sở được kiểm tra, có đến 152.750 cơ sở vi phạm, chiếm gần 22%. Nội dung vi phạm phổ biến nhất là điều kiện vệ sinh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị sản xuất không bảo đảm (chiếm trên 12%). Các đoàn kiểm tra cũng đã lấy hơn 14.000 mẫu thực phẩm gửi kiểm nghiệm, kết quả có đến 13,6% số mẫu không bảo đảm chất lượng, trong đó có những mẫu sai phạm rất nghiêm trọng như nhiễm E.coli, Coliform, nấm mốc... gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Hệ lụy của việc sử dụng thực phẩm “bẩn”, không đảm bảo chất lượng dẫn tới thực tế trong năm 2014, cả nước ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 ca mắc, 4.100 ca nhập viện và 43 trường hợp Tu vong. So với năm 2013, ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ và số người Tu vong tăng gần 54%.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, quá trình kiểm tra về ATTP còn có nhiều hạn chế như: các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, do cấp phường, xã, thị trấn kiểm tra cấp chứng nhận ATTP, một số cơ sở kinh doanh theo mùa vụ; quản lý, kiểm soát việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ của người kinh doanh cũng chưa thể kiểm soát tuyệt đối, nhất là các huyện nhiều hộ giết mổ trong khu dân cư.

Ngay việc kiểm soát chất lượng thực phẩm về Thủ đô còn gặp một số khó khăn như xe chuyên chở động vật, thực phẩm từ các tỉnh đưa về Hà Nội thường tránh né các trạm, chốt kiểm dịch. Trong bối cảnh đầu vào thành phố của thực phẩm còn chưa an toàn, thì những thực phẩm ôi thiu, hết đát thêm một lần nữa lại được chuyên chở ngược về các vùng tiêu thụ khiến người dân hết sức lo lắng. Nếu các cơ quan chức năng không sớm đưa ra được những biện pháp xử lý nghiêm và chặt chẽ, mà chỉ dừng ở mức phạt hành chính “nhè nhẹ” như vậy, e rằng thịt bẩn sẽ lại sớm gây “náo loạn” cho người dân các tỉnh thành lân cận.

Hoàng Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-long-vong-thuc-pham-ban-14972.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY