Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hạ thân nhiệt chỉ huy cứu bệnh nhân ngưng tim ngay trước cổng bệnh viện

Bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, các bác sĩ đã cứu người đàn ông ngưng tim nguy kịch, hồi phục hoàn toàn, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Ngày 18/3, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, nơi đây vừa cứu sống bệnh nhân trẻ bị ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Đó là người bệnh n.đ.t. (34 tuổi, ngụ tại tphcm). anh t. đột ngột cảm giác mệt, tức ngực, khó thở được gia đình đưa đến bệnh viện đại học y dược tphcm (bv đhyd) khám ngay trong đêm. trước đó, sức khỏe của anh t. hoàn toàn bình thường. anh t. bị ngưng tim ngay trước cổng bệnh viện.

Người bệnh được chuyển ngay vào khoa cấp cứu và được tiến hành cấp cứu ngưng tim trong khoảng 30 phút mới có tim đập trở lại. sau khi tim đập trở lại, người bệnh vẫn trong tình trạng hôn mê, phải thở máy. nguyên nhân ngưng tim được nghĩ nhiều do nguyên nhân tim mạch, người bệnh được hội chẩn khẩn với chuyên khoa tim mạch và chụp mạch vành cấp cứu nhưng không phát hiện tổn thương.

Ngay sau đó người bệnh được chuyển về khoa hồi sức tích cực để tiếp tục hồi sức sau ngưng tim với thở máy, kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.

Ths.bs. phan thái sơn, phó trưởng khoa hồi sức tích cực đánh giá người bệnh có chỉ định hạ thân nhiệt chỉ huy và cần được thực hiện sớm để bảo vệ não. ngay sau đó, điều trị hạ thân nhiệt được tiến hành vào giờ thứ 6 giờ kể từ khi ngưng tim bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt bề mặt.

Quá trình hạ thân nhiệt chỉ huy được tiến hành trong khoảng thời gian 96 giờ. cùng với biện pháp hạ thân nhiệt chỉ huy, người bệnh được hồi sức tích cực với thở máy, dùng các thu*c an thần và giãn cơ, kiểm soát huyết áp. kết thúc liệu trình hạ thân nhiệt, người bệnh được ngưng các thu*c an thần và giãn cơ. người bệnh tỉnh, trí nhớ phục hồi gần như hoàn toàn, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh do ngưng tim kéo dài.

Bệnh nhân qua cơn nguy kịch sau khi được điều trị.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây ngưng tim khác, bệnh lý mạch vành vẫn được nghĩ tới nhiều nhất, người bệnh đã được chụp lại mạch vành để đánh giá tổn thương, hẹp động mạch vành trái được phát hiện và đã được can thiệp đặt stent.

Theo kết quả nhiều nghiên cứu, người bệnh sau cấp cứu ngưng tim còn hôn mê, nếu không được hạ thân nhiệt bảo vệ não thì tổn thương não sẽ tiếp tục tiến triển, mỗi một giờ trôi qua không được điều trị hạ thân nhiệt thì tổn thương não sẽ tăng lên khoảng 20% và thường để lại di chứng về thần kinh nặng nề. việc tiến hành hạ thân nhiệt chỉ huy được khuyến cáo thực hiện trong thời gian dưới 8 giờ sau khi ngưng tim mới hy vọng đem lại kết quả khả quan.

Ths bs. phan thái sơn cho biết, trước đây khi chưa áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cho người bệnh sau ngưng tim còn hôn mê, quá trình hồi sức tiên lượng thường xấu, tổn thương não thiếu oxy trong quá trình ngưng tim tiến triển và để lại di chứng nặng nề. trường hợp được cứu sống, người bệnh cũng thường rơi vào tình trạng hôn mê kéo dài, sống đời sống thực vật, để lại gánh nặng về chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy bảo vệ não sau ngưng tim đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong vài năm gần đây đem lại kết quả khả quan. ở việt nam, phương pháp này đã được áp dụng và cứu sống được nhiều người bệnh ngưng tim phục hồi tốt tri giác, không hoặc ít để lại di chứng về thần kinh.

Bác sĩ khuyến cáo, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý nguy cơ như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì… là rất quan trọng. Đây là các bệnh lý cần phát hiện và điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp cũng sẽ giúp giảm bớt nguy cơ này.

https://afamily.vn/ha-than-nhiet-chi-huy-cuu-benh-nhan-ngung-tim-ngay-truoc-cong-benh-vien-20220318114400888.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ha-than-nhiet-chi-huy-cuu-benh-nhan-ngung-tim-ngay-truoc-cong-benh-vien-20220318114400888.chn)
Từ khóa: ngưng tim

Chủ đề liên quan:

ngưng tim

Tin cùng nội dung

  • Tây Ban Nha-Audrey Mash 34 tuổi, bị hạ thân nhiệt khi leo núi tại Catalan Pyrenees trong thời tiết băng giá, bất tỉnh.
  • Chỉ trong 10 ngày, 3 bác sĩ trẻ đầy tài năng của Trung Quốc đều qua đời vì bệnh tim mạch. Tuy lặng lẽ nhưng nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
  • Sống sót khi bị ngưng tim vài phút đã là một phép lạ. Nhưng mới đây, một cậu bé 5 tuổi ở Mỹ còn trải qua điều hơn thế. Bé bị ngưng tim đến 90 phút và vẫn sống.
  • Chiều tối 21-3, bác sĩ (BS) Thạch Khuôn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sóc Trăng cho biết, các BS của BV vừa cứu sống nam bệnh nhân 67 tuổi bị ngưng tim. Theo đó, sáng cùng ngày, sau khi đi uống cà phê với bạn bè về, ông Trần Hái (SN 1952, ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), bị đau ngực trái, khó thở.
  • Ba bước hồi sinh tim phổi bao gồm kiểm tra, gọi cấp cứu và ấn xuống sẽ hỗ trợ bạn cứu sống nạn nhân bị ngừng tim.
  • Bất ngờ lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đã được các bác sĩ tìm mọi cách hồi sức và đã thoát cửa tử sau 1 tiếng đồng hồ ngưng tim ngưng thở.
  • Nghiên cứu mới của Pháp cho thấy quý ông bị ngưng tim khi quan hệ T*nh d*c có nguy cơ Tu vong gấp 4 lần so với tình huống ngưng tim khác có liên quan đến hoạt động thể chất!
  • Những biến cố tim mạch có thể gây đột tử hoặc đưa đến hậu quả nặng nề nếu không điều trị khẩn cấp mà thời gian cần thiết để xử trí được tình bằng từng giờ, thậm chí từng phút.
  • Ngưng tim (cardiac arrest) là tình trạng rối loạn co bóp của tim hoặc các nhát bóp không hiệu quả làm giảm lượng máu đưa vào tuần hoàn để nuôi cơ thể.
  • Dấu hiệu sớm có thể là sự kết hợp của một trong số biểu hiện như đau ngực, cảm giác đè ép ngực, thở hụt hơi hoặc các dấu hiệu giống cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY