Trước đó, Ekíp trực cấp cứu của Bệnh viện Quận 2 tiếp nhận một nam, 25 tuổi, bị T*i n*n trong lúc đang làm công việc vệ sinh đường phố.
Vào ngày mùng 3 tết ( ngày 7/2/2019) bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch: khó thở, bụng chướng, biến dạng khung chậu và chân trái, bác sĩ trực cấp cứu chẩn đoán: sốc do đa chấn thương, chậu hông, gãy xương chậu phức tạp.
Nhận định bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, Quận 2 đã kích hoạt báo động đỏ nội viện và báo động đỏ liện viện với Chấn thương Chỉnh hình.
Các bác sĩ 2 phối hợp chia làm hai êkip đưa bệnh nhân vào mổ. Êkip đầu tiên thưc hiện xử lý các vết thương hở, khống chế tình trạng mất máu, khâu lại tạng rỗng, cắt bỏ một phần đại tràng đã giập nát, mở hậu môn tạm. Ngay sau đó, êkip thứ hai vào cuộc cố định khung chậu bị gãy, kiểm soát sốc… cho bệnh nhân.
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ căng thẳng, bệnh nhân được truyền 12 đơn vị máu, huyết áp ổn định, da hồng hào trở lại. Sau bình phục, bệnh nhân tiếp tục tập thêm vật lý trị liệu để phục hồi khả năng đi lại bình thường.
Lãnh đạo Sở Y tế trao tặng giấy khen và hoa chúc mừng cho các y, bác sĩ BV Quận 2 và BV Chấn thương Chỉnh hình.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đang đứng trên xe hốt rác, bị xe ôm cua gấp ép bệnh nhân vào tường, ép vào tường vùng bụng khung chậu và hai đùi. Sau đó được mọi người kéo bệnh nhân ra và đưa vào bệnh viện Quận 2.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ, nhờ sự phối hợp khẩn trương và nhịp nhàng của nhiều bộ phận khoa, phòng của Bệnh viện Quận 2 và giữa các êkíp bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện quận 2 và bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân đã được cứu sống. Niềm vui của của người bệnh và thân nhân người bệnh cũng chính là niềm vui chung của cả Ngành Y tế TP.
Được biết, quy trình báo động đỏ là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp nhằm can thiệp ngoại khoa cấp cứu đối với người bệnh trong tình trạng nguy kịch. Quy trình này yêu cầu toàn bộ kíp cấp cứu hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa liên quan phải cấp cứu và có mặt tại phòng mổ trong thời gian sớm nhất, bỏ qua một số khâu của quy trình cấp cứu thông thường như hội chẩn, chờ hồi sức nội khoa ổn định, xét nghiệm máu, X-quang, siêu âm... Nhờ áp dụng quy trình báo động đỏ này mà tập thể y bác sĩ bệnh viện đã cứu sống được rất nhiều ca ngoạn mục.
Các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình lần đầu tiên tham gia quy trình báo động đỏ liên viện cho biết: Cái hay của quy trình báo động đỏ chính là sự phối hợp khẩn trương nhưng rất nhịp nhàng của nhiều bộ phận khoa, phòng, chính sự phối hợp này là yếu tố quyết định thành công của ca mổ phức tạp ở bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch.
Nguyễn Vũ
Chủ đề liên quan:
báo động đỏ bệnh viện bị tai nạn cứu sống cứu sống bệnh nhân vỡ đại tràng đại tràng khen thưởng kíp trực tai nạn tai nạn giao thông vệ sinh