12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Hai cách nhận biết lượng đường trong máu cao khi đi vệ sinh giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Đường huyết cao là một vấn đề phổ biến đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường thì có khả năng bạn sẽ bị tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao) vào một thời điểm nào đó và có một số dấu hiệu bạn cần để ý - đặc biệt là khi đi vệ sinh.

Điều quan trọng là không được nhầm lẫn giữa đường huyết cao với hạ đường huyết, đó là khi lượng đường trong máu của một người giảm xuống quá thấp. Tình trạng này có ảnh hưởng đến cả những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 cũng như phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đôi khi nó có thể ảnh hưởng đến những người không mắc bệnh tiểu đường, nhưng điều này thường xảy ra ở những người gần đây đã bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Có nhiều dấu hiệu của lượng đường trong máu cao và một trong những triệu chứng nổi bật nhất là tăng cảm giác khát và khô miệng. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân không chủ ý, đau hoặc cảm giác đau bụng hoặc bị ốm.

Nhưng có hai dấu hiệu chính mà bạn có thể sẽ gặp phải và điều quan trọng là bạn phải để ý chúng khi đến nhà vệ sinh.

Đi tiểu nhiều

Đi vệ sinh nhiều là biểu hiện của lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu quá cao thì điều này sẽ hút chất lỏng từ các tế bào. Điều này lại làm tăng lượng chất lỏng đến thận, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.

Đi vệ sinh nhiều là biểu hiện của lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường.

Nếu bạn thường xuyên thấy mình thức dậy vào nửa đêm để đi tiểu thì đó là do thận không thể hoạt động kịp và cần phải loại bỏ nước tiểu. Nó cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng tiết niệu như nhiễm nấm và nhiễm trùng bàng quang thường gặp ở những người có lượng đường trong máu cao. Không phải lúc nào bạn cũng có thể biết mình có bị nhiễm trùng hay không và có những cách quan trọng để bạn có thể phát hiện nếu mắc phải. Nếu bạn cảm thấy đau rát khi đi tiểu và nước tiểu có màu đục thì bạn có khả năng bị nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, có máu trong nước tiểu cũng là một dấu hiệu chính của tình trạng này và bạn nên luôn nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy chúng.

Mức đường huyết phải là bao nhiêu là khỏe mạnh?

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích theo dõi lượng đường trong máu của họ và nếu bạn bị tiểu đường, có khả năng bạn sẽ được cung cấp một thiết bị để bạn có thể thực hiện việc này tại nhà.

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích theo dõi lượng đường trong máu của họ.

Bạn sẽ được cho biết mức đường huyết trung bình là bao nhiêu và đây được gọi là mức HbA1c.

Mặc dù chúng khác nhau đối với mọi người, nhưng nếu bạn theo dõi mức độ đường huyết của mình tại nhà thì mục tiêu bình thường là 4 đến 7mmol / l trước khi ăn và dưới 8,5 đến 9mmol/l 2 giờ sau bữa ăn.

Nếu nó được kiểm tra vài tháng một lần thì mục tiêu HbA1c bình thường là dưới 48mmol/mol (hoặc 6,5% trên thang đo cũ hơn).

Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến, hãy chú ý đến 2 dấu hiệu cảnh báo mức đường huyết cao khi đi vệ sinh để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Cơn đau lưng hóa ra là căn bệnh ung thư chết người - không bao giờ là quá muộn để tìm hiểu các dấu hiệu

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/hai-cach-nhan-biet-luong-duong-trong-mau-cao-khi-di-ve-sinh-giup-phat-hien-som-benh-tieu-duong-32969/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY