Sức khỏe hôm nay

Hại đủ đường khi nhai mớm cho trẻ

(SKGĐ) Nhai, mớm thức ăn cho trẻ hiện nay tuy không còn phổ biến nhưng vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn. Dù tốt cho hệ tiêu hóa của bé nhưng việc làm này có thể khiến bé mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước.

Ảnh minh họa

Nhai, mớm cho trẻ là một thói quen đã tồn tại từ lâu đời. Bản thân việc nhai cơm rồi mớm cho trẻ có thể khiến trẻ dễ dàng ăn hơn, đặc biệt là cũng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ vì trong thức ăn có lẫn men tiêu hóa của người nhai (với điều kiện người nhai khỏe mạnh).

Tuy nhiên, hiện nay, khi khoa học phát triển hơn, người ta đã phát hiện ra rất nhiều nguy cơ từ những muỗng cơm mớm cho trẻ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay đường ăn uống.

Dưới đây là một số những căn bệnh có thể lây truyền cho trẻ qua con đường nhai mớm thức ăn mà chúng ta vô tình gây ra:

Bệnh lậu: Mới đây, đã xuất hiện một trường hợp bé 2 tuổi bị nhiễm bệnh lậu từ bố bởi người đàn ông này đã trăng hoa bên ngoài và rước bệnh vào người lúc nào không hay biết. Do thói quen chăm trẻ, hay hôn, mớm cho con nên người đàn ông này đã khiến vi khuẩn lậu từ cơ thể mình tấn công con một cách nghiêm trọng.

Bệnh màng não cầu: đây là một loại song cầu khuẩn cư trú ở vùng mũi và họng. Bệnh này rất dễ lây qua đường nước bọt. Chính vì vậy, khi nhai cơm, cầu khuẩn dễ dàng từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh sang người bé.

Bệnh viêm gan: Viêm gan là căn bệnh dễ dàng lây truyền qua đường miệng. Đương nhiên khi nhai cơm, virus viêm gan dễ dàng đi theo nước bọt của người nhai vào người bé, khiến bé vô tình bị viêm gan tấn công mà không biết. Đặc biệt, bệnh gan thường diễn biến âm thầm rất khó phát hiện.

Bệnh lỵ amíp: bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amíp ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

Nhai mớm không chỉ hại ở trẻ

Một số người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được. Người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khỏe đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát thì đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xảy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khỏe.

Người muốn ăn trầu cau mà răng yếu, nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu cau được thì có thể nhờ người khác giã hộ. Khi giã trầu cau dập nát phù hợp với răng của người ăn trầu thì có lấy ra từ cối để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để đảm bảo vệ sinh. Người ăn trầu như vậy mới đảm bảo cho sức khỏe của mình.

Ở lứa tuổi thanh niên thỉnh thoảng, thậm chí cũng xảy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm. Hành động đó,thường xảy ra với những đôi thanh niên (nam, nữ) đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm đó cũng không tốt cho sức khỏe.

T.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/hai-du-duong-khi-nhai-mom-cho-tre-18551/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY