Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hai người hàng xóm cùng nguy kịch, suýt mất mạng vì bị rắn chàm quạp cắn

Theo các bác sĩ, các điều trị hiện nay không được khuyến cáo vì không hiệu quả có thể gây nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ như rạch da, hút nọc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garo.

Sáng 18.3, BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận và điều trị 2 bệnh nhân bị rắn chàm quạp (lục nưa) cắn trong tình trạng rất nặng.

Con rắn được người nhà bệnh nhân mang đến bệnh viện - Ảnh: Phong Phạm

Vào khoảng 17 giờ ngày 14.3, BVĐKTƯCT có tiếp nhận bệnh nhân nam N.V.T. (24 tuổi, trú tại H.Tri Tôn, tỉnh An Giang) được chuyển đến từ bệnh viện tuyến trước vì vết thương sưng tấy và hoại tử bàn tay phải. Bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn, biến chứng rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu nặng khiến vết thương chảy máu liên tục.

Sau khi bị rắn cắn vào tay khi đi cắt lá sả vào sáng 13.3, bệnh nhân đi hút nọc rắn điều trị, nhưng tình trạng vẫn không giảm. bàn tay bị rắn cắn đau nhức dữ dội và rải rác có bóng nước, xuất huyết, nên nhập viện bệnh viện địa phương và sau đó nhanh chóng được chuyển đến bvđktưct.

Bệnh nhân T. bị rắn cắn vào tay - Ảnh: Phong Phạm

4 giờ sau đó, bvđktưct lại tiếp nhận 1 trường hợp bị rắn chàm quạp cắn là bệnh nhân nữ l.t.b.b. (52 tuổi) và người này lại là hàng xóm của bệnh nhân thứ nhất. người này cũng đi cắt lá sả tại cùng địa điểm và cũng bị rắn cắn. tuy nhiên, sau khi bị rắn cắn thì bệnh nhân b. có tự đi bó Thu*c, nhưng tình trạng ngày càng nặng nên đến cơ sở y tế để điều trị.

Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện: vùng cẳng bàn tay trái hoại tử và sưng nề tấy đỏ lan rộng, nổi nhiều bóng nước kèm với tình trạng rối loạn đông máu và xuất huyết dưới da toàn thân. Cả 2 bệnh nhân ngay lập tức được chuyển đến điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và được điều trị tích cực theo phác đồ của bệnh viện.

Hai be65h nhân trên đều được truyền các chế phẩm máu như khối hồng cầu, khối tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh, điều trị tình trạng rối loạn đông máu của nọc rắn chàm quạp. Bệnh viện cũng được sự hỗ trợ tích cực từ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM trong việc cung cấp sinh phẩm huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp để trung hòa nọc rắn cho bệnh nhân.

Bác sĩ khám lại cho bệnh nhân T. - Ảnh: Phong Phạm

Tuy nhiên, bệnh nhân nữ l.t.b.b. tình trạng bệnh diễn biến nặng, sốc nhiễm trùng có thể do viêm mô tế bào cẳng tay trái bởi vết thương rắn chàm quạp cắn biến chứng rối loạn đông máu - giảm tiểu cầu nặng - xuất huyết tiêu hóa. bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, nôn ra máu tươi, huyết áp thấp, suy hô hấp nặng cần phải đặt ống thở và gắn máy trợ thở. sau 3 ngày điều trị tích cực bệnh nhân này đã được rút ống thở bằng máy, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Các bóng nước xuất hiện trên tay của bệnh nhân B. - Ảnh: Phong Phạm

Tối 17.3, cả 2 bệnh nhân điều được xử lý cắt lọc, rạch giải áp khoang cẳng bàn tay - bên bị rắn cắn. Sáng 18.3, tình trạng của bệnh nhân B. ổn định, riêng bệnh nhân T. đang được điều trị tích cực tình trạng rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.

Theo BS.CK2 Dương Thiện Phước -Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc: “Rắn chàm quạp hay còn gọi rắn lục Mã Lai, rắn lục nưa là 1 trong những loài rắn cực độc. Độc tố loại rắn này chỉ sau rắn biển (đẻn biển). Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây T*i n*n ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á (Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia).

Rắn chàm quạp thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam Bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.

Bệnh nhân B. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt - Ảnh: Phong Phạm

Khi bị rắn cắn, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu sau: sơ cứu tại nơi xảy ra T*i n*n mục đích làm chậm hấp thu nọc rắn vào cơ thể. Trấn an nạn nhân, thường họ rất hoảng sợ. Để nạn nhân bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố. Sau đó rửa sạch vết thương, băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía trên vết cắn để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết. Và ngay sau đó đưa nhanh chóng đến các bệnh viện”.

Theo các bác sĩ, các cách điều trị hiện nay được khuyến cáo không áp dụng vì không hiệu quả, có thể gây nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ như rạch da, hút nọc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garo. Tất cả các trường hợp rắn cắn, ngay cả người nhà mô tả là rắn lành cũng phải theo dõi tại bệnh viện 24 giờ đầu (ít nhất là 12 giờ).

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/hai-nguoi-hang-xom-cung-nguy-kich-suyt-mat-mang-vi-bi-ran-cham-quap-can-162690.html)

Chủ đề liên quan:

an giang hàng xóm nhiễm trùng rắn cắn

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY