Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Hai nhà khoa học người Việt lọt top 100 các nhà khoa học tiêu biểu của châu Á

Hai nhà khoa học của Việt Nam được bình chọn vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu y - sinh học, trong đó có GS.BS Nguyễn Thanh Liêm - một chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phẫu thuật nhi khoa.

Danh sách 100 của châu Á vừa được Tạp chí khoa học Asian Scientist công bố có tên hai nhà khoa học của Việt Nam gồm GS Nguyễn Thanh Liêm (Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene Vinmec) và TS Nguyễn Thị Hiệp (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM). Người được công nhận trong danh sách này phải có giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế vào năm 2018 cho nghiên cứu khoa học quan trọng hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp.

GS Nguyễn Thanh Liêm

GS Nguyễn Thanh Liêm được ghi nhận với nhiều thành tích, từng là bác sĩ ghép tế bào gốc chữa bệnh bại não và tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam; trực tiếp phẫu thuật 5 ca song sinh dính liền thuộc loại khó hơn 15 năm trước. Ông cũng có gần 100 công trình trên các tạp chí quốc tế ở Mỹ và châu Âu. Mới đây nhất là công bố nghiên cứu về giải trình tự gene người Việt.

Trong bài giới thiệu GS Nguyễn Thanh Liêm trên Asian Scientist cho biết, trong suốt sự nghiệp của mình, GS. Liêm đã không ngừng tìm cách cải tiến các quy trình phẫu thuật hiện có và phát minh ra những phương pháp mới để giảm rủi ro cho bệnh nhân và phát triển lên một tầm cao mới. Ông là bác sĩ phẫu thuật đầu tiên ở Việt Nam thực hiện một ca phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cho một em bé vào năm 1997, và cũng đã tiến hành ca ghép thận và gan đầu tiên tại bệnh viện nhi ở Việt Nam.

Nhận thấy có những căn bệnh mà ngay cả phẫu thuật cũng không thể giúp được, GS. Liêm bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu di truyền và tế bào gốc. Là giám đốc của Viện nghiên cứu Vinmec về công nghệ tế bào gốc và gen, ông là người tiên phong trong các nghiên cứu về tế bào gốc chữa bệnh bại não và tự kỷ. Với những đóng góp đáng chú ý của mình cho ngành y trong những năm qua, Liêm đã GS Nguyễn Thanh Liêm từng được trao giải thưởng Nikkei châu Á cho và công nghệ.

Nhà thứ hai được ghi danh là TS Nguyễn Thị Hiệp, hiện là trưởng bộ môn kỹ thuật y sinh Trường Đại học Quốc tế. TS Hiệp dành nhiều năm nghiên cứu chế tạo các vật liệu sinh học mới có thể được sử dụng trong lĩnh vực y tế, với hy vọng thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp điều trị mới. TS Hiệp được giải thưởng L'Oréal - UNESCO dành cho các nhà nữ xuất sắc dưới 40 tuổi năm 2018 vì đã nghiên cứu loại keo có thể dùng để chữa các loại vết thương khác nhau, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô. Chị cũng từng được trao giải nhất Giải thưởng ASEAN- US - 2017 về Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hóa nhanh - mảng Sức khỏe cộng đồng, ASEAN-2017.

Đây là năm thứ 4 tạp chí Asian Scientist tổ chức bình chọn và công bố danh sách các nhà hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực. Đến nay Việt Nam đã có 7 nhà lọt vào danh sách bình chọn của Asian Scientist.

Hải Yến

(Theo Asianscientist)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-bac-si-nguoi-viet-lot-top-100-cac-nha-khoa-hoc-tieu-bieu-cua-chau-a-n160786.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY