Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Hàng ngày chúng ta bị nhiễm nhiều hạt vi nhựa qua ăn uống

Chống rác thải nhựa đã là khẩu hiệu hành động của cả nước hiện nay; Mới đây Ngành y tế chủ động cam kết giảm dần và tiến tới không dùng các sản phẩm từ nhựa để hạn chế rác thải nhựa trong ngành. Mỗi cán bộ y tế chúng ta hãy hạn chế sử dụng túi nilon và bao bì thực phẩm bằng nhựa giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và bảo vệ môi trường.

    

Vi nhựa là những mảnh nhựa li ti có đường kính nhỏ hơn 5 mm (đa số là nhỏ hơn 1mm). Các hạt này đang xuất hiện ngày càng nhiều các môi trường khác nhau, có nhiều trong đại dương, sông, đất…Trong thực tế, hoạt động sản xuất nhựa trên toàn thế giới đã tăng vọt trong vòng 2 thập kỷ qua. Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm đầu thế kỷ 21 con người đã sản xuất ra một lượng nhựa bằng toàn bộ lịch sử trước đó cộng lại. Do việc sử dụng nhựa trên thế giới ngày càng tăng, rác thải nhựa tràn ngập ở các sông và đại dương. Ước tính có khoảng 8,8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra biển mỗi năm.  Theo nghiên cứu gần đây trên 15 nhãn hiệu muối biển khác nhau và tìm thấy tới 600 hạt vi nhựa trên mỗi kg muối. Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện tới 660 sợi nhựa trên mỗi kg mật ong và lên tới khoảng 109 mảnh nhựa với mỗi lít bia…
 

Vì vậy, trong đó thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày có chứa rất nhiều hạt vi nhựa. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Ước tính trung bình người lớn ăn khoảng 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm, còn trẻ em là 40.000 hạt. Theo các nhà khoa học: Hải sản có nồng độ vi nhựa cao nhất trong chuỗi thức ăn, vì những hạt này đặc biệt phổ biến trong nước biển. Cá và các sinh vật biển khác sống trong môi trường này vì thế thường ăn phải các hạt đó. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số loài cá đã nhầm lẫn nhựa với thức ăn, dẫn đến việc tích tụ các hoá chất độc hại bên trong gan cá. Đặc biệt, sò và hàu nhiễm vi nhựa cao hơn nhiều so với hầu hết các loài khác. Nghiên cứu thực hiện tại Châu Âu cho biết, khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như hàu, sò…, bạn có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa.
 

Hạt vi nhựa có thể mang theo các hóa chất độc hại và mầm bệnh vào cơ thể con người, còn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch đường ruột của chúng ta. sẽ còn nhiều tác hại với sức khỏe khác các nhà khoa học đang chứng minh… mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khi chuột ăn phải hạt vi nhựa, các hạt nhựa tích tụ trong gan, thận và ruột của chúng. các hạt này cũng có thể đi từ ruột vào máu và có khả năng vào các cơ quan khác. các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phthalates - một loại hóa chất được sử dụng để làm nhựa dẻo - đã được chứng minh là làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư vú. một số bằng chứng cũng đã cho thấy bisphenol a (bpa) - thành phần hoá học phổ biến trong nhựa, thường thấy trong bao bì hoặc hộp đựng thực phẩm – có thể ảnh hưởng đến hoóc môn sinh sản, đặc biệt ở phụ nữ.

muốn không bị nhiễm hạt vi nhựa vào cơ thể thì từ bây giờ bạn nên bảo vệ môi trường bằng việc tránh sử dụng những sản phẩm có chứa hạt vi nhựa và tránh xả rác, túi nilon ra môi trường, nếu không muốn một ngày hạt vi nhựa bạn đã từng thải ra môi trường lại quay trở lại với bạn trên bàn ăn./. 

Nguồn: Sở Y tế Bình Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d7062df33308540544d9362)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY