Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người bị mù do glôcôm chiếm 10% tỷ lệ mù loà chung. Dự báo số bệnh nhân sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới.
Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể toàn quốc về số người bị mù hai mắt do bệnh glôcôm. Điều tra tại 16 tỉnh thành vào năm 2007 thì đã có 25.000 người bị mù do bệnh này. Nó đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà không phục hồi, chỉ sau đục thể thủy tinh.
Số bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt Trung ương điều trị liên tục tăng dần theo từng năm. Năm 2004, tỷ lệ bệnh nhân mắc glôcôm đến bệnh viện chưa đến 6% thì chỉ sau 4 năm sau đã tăng lên 10%.
Bệnh glôcôm nếu phát hiện sớm, điều trị lâu dài có thể giúp bệnh nhân duy trì được thị lực đến cuối đời. Ảnh: Nam Phương. |
Chia sẻ bên lề lễ mitting hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm (9-15/3), tiến sĩ Vũ Anh Tuấn, Phó khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, glôcôm hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, cườm nước là một bệnh thường gặp. Trung bình một năm, bệnh viện phẫu thuật 1.000 ca, điều trị bằng Thu*c 1.000 trường hợp.
Theo bác sĩ Tuấn, bệnh khó phát hiện vì thế đa phần người bệnh nhập viện khi đã muộn, thị lực khó cứu vãn. Với những trường hợp cấp tính, bệnh nhân có thể thấy đau nhức mắt, nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, nhìn mờ... Nhưng có những người bệnh diễn biến âm thầm, hoàn toàn không có biểu hiện gì, khi phát hiện thì lực đã giảm nghiêm trọng.
Bệnh nguy hiểm ở chỗ không có Thu*c điều trị hoặc phẫu thuật nào có thể phục hồi được những tổn thương do bệnh gây ra. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa. "Bệnh nhân buộc phải điều trị, theo dõi suốt đời; càng phát hiện sớm bệnh kết quả điều trị càng cao, có thể duy trì thị lực hữu ích đến cuối đời. Ngược lại, nếu phát hiện muộn người bệnh có thể bị mù dù còn trẻ", bác sĩ Tuấn nói.
Bên cạnh đó, vấn đề báo động là người dân lạm dụng và tự ý sử dụng Thu*c nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy Thu*c khiến cho mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài. Trên thị trường đang có bán các loại Thu*c nhỏ mắt có chất steroids có thể dẫn đến glôcôm nếu dùng thời gian dài.
Có rất nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh glôcôm mà không biết. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh, người dân nên hình thành thói quen đi khám mắt mỗi năm một lần. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh gồm: trên 35 tuổi; có người thân bị glôcôm; có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân); có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp...; người bị viễn thị nặng, dễ xúc cảm hay lo âu...