Thận , Tiết niệu hôm nay

Hạnh phúc nhân đôi của người phụ nữ ghép thận sinh con

Chị Kiều Thị Hải 37 tuổi ở Vĩnh Phúc, ghép thận sau 10 năm lọc máu vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh như phép màu.
Năm 2001, Hải bị ngất trong giờ học thể dục, bác sĩ chẩn đoán suy thận độ 4. Thận bị mất chức năng tự đào thải chất độc. Cô nữ sinh 18 tuổi tuyệt vọng khi biết phải lọc máu đến trọn đời để duy trì sự sống.

Mỗi tuần, Hải phải lọc máu 3 lần và uống Thu*c điều trị với chi phí đắt đỏ. Để đảm bảo sức khỏe, Hải duy trì lọc máu trong suốt 10 năm dài.

Ngày 13/12/2012, Hải trải qua ca phẫu thuật ghép thận. Người hiến thận là mẹ ruột, khi đó bà 51 tuổi. Ca phẫu thuật hiến - ghép thận diễn ra trong 4 giờ. Tỉnh dậy, cô gái vỡ òa khi biết ca ghép thành công. "Mẹ đã sinh ra tôi thêm lần nữa", Hải hạnh phúc nói.

Sau ca ghép, Hải về quê, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Chị mừng rỡ khi thấy cơ thể thay đổi tốt lên từng ngày. Chị ăn ngon, ngủ ngon, cân nặng tăng đều từ 42 kg lên 51 kg. Làn da hồng hào, mịn màng không còn những vết sần sùi do lọc máu.

Năm 2014, chị Hải nên duyên với anh công nhân cơ khí Nguyễn Văn Ninh. Hai vợ chồng bằng tuổi và cùng sống ở xã Hồng Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

Khi đó, gia đình chị Hải chưa muốn con lập gia đình bởi vừa ghép thận, sức khỏe còn yếu. Gia đình anh Ninh thuần nông nên mong muốn tìm được một người vợ khỏe mạnh để gánh vác việc nhà.

"Tôi nghĩ sự phản đối này có lý do và dễ hiểu", chị Hải tâm sự. Dẫu vậy, anh chị vẫn quyết tâm kết hôn.

Vợ chồng anh Ninh (37 tuổi), chị Hải và con gái đầu lòng. Ảnh: Thùy An

Sau khi kết hôn, Hải khao khát được làm mẹ còn anh Ninh phải đấu tranh tư tưởng suốt thời gian dài. Sau cả hai nắm tay nhau quyết định: "Mình có con nhé".

Kể từ đó, hàng tháng anh chị đều gặp bác sĩ để tư vấn. Chị được bác sĩ khoa thận và khoa sản Bệnh viện Bạch Mai cùng giúp đỡ, điều trị. Khi có tin vui, anh Ninh sắp xếp công việc đưa vợ đi viện để tái khám thận ghép và khám thai định kỳ. "Tôi tình nguyện hiến thận nếu vợ cần", người chồng chia sẻ.

Trong suốt quá trình mang thai, chị tăng 16 kg, sức khỏe ổn định. Mỗi ngày, chị nhờ chiếc đồng hồ báo thức nhắc nhở uống Thu*c đúng giờ vào 8h sáng và 20h tối.

Trước sinh một tháng, chị Hải nhập viện theo yêu cầu của bác sĩ. Ngày 8/12/2015, bé gái chào đời nặng 2,7 kg. Anh Ninh đặt tên con là Nguyễn Diệu Anh. Anh nói đây là cô con gái rượu, anh mong con lớn lên sẽ luôn cố gắng nỗ lực để dẫn đầu.

"Không có niềm vui nào sánh bằng niềm vui gia đình trọn vẹn", chị Hải nghẹn ngào.

Chị được bác sĩ tư vấn cho con dùng sữa ngoài. Đến nay, Diệu Anh đã 3 tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh. Riêng chị Hải vẫn định kỳ hàng tháng tái khám thận ghép.

Sau khi ghép thận, sinh con, chị có thể thoải mái làm việc mình yêu thích. Đây là mơ ước rất đỗi bình dị của bất kỳ người phụ nữ nào.

Bữa cơm gia đình bình dị của gia đình chị Hải, anh Ninh. Ảnh: Thùy An

Theo bác sĩ Đặng Thị Việt Hà, Phó Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, chị Hải là một trong 5 người đầu tiên ghép thận sinh con thành công tại viện.

Bác sĩ cho biết bệnh nhân suy thận phải điều trị lọc máu khiến suy giảm chức năng nội tiết, 70% người bị rối loạn kinh nguyệt và hơn 50% bị mất kinh. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân lọc máu có khả năng mang thai rất hiếm.

Bệnh nhân đã ghép thận có thể mang thai và sinh con bình thường nhưng phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Tỷ lệ sảy thai và sinh non luôn cao hơn so với những người bình thường từ 40 đến 60%.

Do đó, bác sĩ đánh giá cao sự chủ động của người nhà. Bệnh nhân mong muốn có thai phải được bác sĩ điều trị đổi sang Thu*c khác ít nhất trước 2 tháng.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau ghép thận vẫn phải duy trì dùng Thu*c chống thải ghép, siêu âm và khám thai định kỳ. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu thai kỳ nên khám hai tuần một lần, về sau mỗi tháng một lần để đánh giá chức năng thận và sức khỏe hai mẹ con. Một số bệnh nhân phải dùng Thu*c để điều trị nhiễm trùng thiếu máu hay tăng huyết áp tùy theo tình trạng.

Trong suốt thai kỳ, các bác sĩ khoa thận phối hợp với bác sĩ sản khoa, dinh dưỡng để tư vấn giúp bệnh nhân xây dựng chế độ ăn thích hợp, đảm bảo cân nặng thai nhi tốt nhất.

Theo Thùy An - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hanh-phuc-nhan-doi-cua-nguoi-phu-nu-ghep-than-sinh-con-n394602.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY