12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Hãy chườm nóng khi bị đau cơ

(SKGĐ) Chườm nóng có thể làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn…

Từ lâu Đông y đã cho rằng, “ấm tất thông, thông tất bất thống” (Ấm chắc chắn sẽ thông, thông chắc chắn sẽ không đau). Cơ thể bị đau nhức, không ít người có thói quen dùng khăn nóng chườm lên chỗ đau. Khi chườm khăn nóng, nên chọn khăn sạch sẽ, được ngâm trong nước có nhiệt độ từ 40-50 độ C, lấy ra vắt khô sau đó chườm lên chỗ đau, khi tiếp xúc với da thì không có cảm giác bị đau rát.

Các nhà khoa học Anh vừa xác nhận, phương pháp chườm nước nóng từ xa xưa để chữa bệnh đau nhức như đau lưng, đau cơ, đau bụng... là rất có hiệu quả. Chỉ cần đặt túi chườm chứa nước nóng, khoảng trên 40 độ C, vào khu vực da ngoài vùng bị đau, sẽ làm cho cơ quan cảm thụ tiếp nhận được sức nóng đối với vùng bị đau. Sự cảm thụ này sẽ ngăn các tín hiệu hóa học từ chỗ đau truyền lên não và kết quả là người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn nữa.

Theo các nhà khoa học, mỗi lần chườm như vậy có thể làm cho chúng ta không cảm thấy đau trong hàng giờ liền và như vậy thì nó cũng có công dụng không kém gì một số loại thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, cách làm này lại hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, chườm nước nóng chỉ có tác dụng tạm thời (trong một khoảng thời gian nhất định).

Lưu ý: Khi chườm nóng lên vết thương, bạn vẫn có thể được áp dụng nhưng chỉ khi vết thương đã lành, ổn định, lúc đó chườm nóng có thể giúp mau tan máu bầm. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận, bởi chườm nóng quá, lâu quá có thể khiến da bị tổn thương thêm. Chườm nóng sớm quá khi vết thương chưa kịp lành sẽ khiến tình trạng xuất huyết nặng thêm. Đặc biệt, nên lưu ý các vết thương ở vùng cẳng chân, chườm nóng không đúng lúc gây xuất huyết dễ dẫn đến chèn ép khoang, gây sưng tấy, nhiễm trùng, nguy hơn là hoại tử. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi chườm.

Một số vị trí có thể chườm nóng

Bạn có thể dùng khăn bông mềm hoặc túi chườm nóng. Thời gian khoảng 15-20 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần, nếu là khăn bông thì 5 phút thay khăn 1 lần.

1. Trị chứng cứng đơ ở cổ: Người bị chứng đơ cổ nhẹ có thể chườm nóng vào chỗ cứng đơ đồng thời phối hợp với việc vận động vùng cổ. Đầu từ từ cong về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng trước sau và trái phải.

2. Phòng trị bệnh đau cột sống: Các chứng bệnh cột sống trong giai đoạn đầu như cứng cổ, nhức mỏi hoặc sau khi bị nhiễm lạnh cảm thấy hơi đau nhức có thể chườm nóng để cải thiện các triệu chứng trên, thúc đẩy máu lưu thông, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, phòng chống bệnh cột sống.

3. Giảm đau lưng mãn tính: Khi đau lưng dùng khăn chườm nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng đau nếu tình hình quá nghiêm trọng bạn nên đến ngay bệnh viện kiểm tra.

4. Giảm đau nhức vùng mông: Cơ bắp vùng mông cứng lại một nửa nguyên nhân là do đau nhức vì không hoạt động, ngồi lâu hoặc đau căng da. Lúc này bạn có thể nắm sấp dùng khăn chườm nóng vào chỗ đau, có thể giảm nhẹ được đau nhức.

5. Chấn thương do ngã: Khi vận động bị chấn thương không nên lập tức chườm nóng. Sau khi bị thương 2-3 hôm, nếu không chảy máu hoặc không sưng tấy, lúc này có thể chườm nóng để giảm nhẹ đau nhức.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/hay-chuom-nong-khi-bi-dau-co-15484/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY