Điều này gọi là khả năng trực giác. Lắng nghe trực giác của bạn là cả quá trình học tập dần dần, bắt đầu bằng việc nhận ra một giọng nói khe khẽ vang lên hay cảm nhận sẽ mách bảo mỗi khi làm điều gì đó đáng lẽ không nên làm. Giọng nói ấy luôn hiện diện, thầm lặng, và bạn phải thật tập trung lắng nghe mới có thể nhận ra.
Bản năng và trực giác, theo định nghĩa, là như thế này:
- Bản năng là xu hướng phản ứng bẩm sinh của chúng ta đối với một hành vi cụ thể (đối lập với kỹ năng do học hỏi).
Lắng nghe trực giác của bạn là cả quá trình học tập dần dần |
- Trực giác là cảm giác thoáng qua trong tiềm thức mà chúng ta không biết rõ tại sao mình lại có cảm giác đó. Trực giác cho ta khả năng nhìn thấu sự việc mà không nhất thiết phải vận dụng đến các số liệu phân tích, thống kê... Trực giác là cầu nối giữa phần có ý thức (lý trí) và phần vô thức (bản năng) trong tâm trí của chúng ta.
Đừng chối bỏ bản năng
Về mặt cơ bản, chúng ta cần cả bản năng và lý trí để ra quyết định tốt nhất cho chính mình và gia đình. Không may, nhiều người trong chúng ta – kể cả những người đã gặt hái thành công nhờ sử dụng trực giác - lại không thấy thoải mái lắm với ý nghĩ lấy bản năng làm công cụ dẫn đường. Chúng ta khó chịu khi phải thừa nhận mình làm theo bản năng. Ta ngờ vực những thông điệp đôi khi huyền bí mà bản năng mách bảo, và ta thường xuyên hạn chế sử dụng trực giác trong những lúc cần nhất.
Việc ta không thoải mái với ý nghĩ phải dựa dẫm vào bản năng là hậu quả của hàng thiên niên kỷ định kiến. Chúng ta thường tự hào cho rằng: “Tôi là người, không phải động vật”. Và ta lý luận rằng sự khác biệt giữa con người và động vật là khả năng sử dụng lý trí thay vì hành động bản năng. Lý trí cao hơn nhiều bậc so với bản năng và hành động bằng lý trí sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
Vấn đề là chúng ta không chỉ giống động vật mà ta chính là động vật. Chúng ta có lợi thế hơn đồng loại nhờ sở hữu cả bản năng và lý trí. Vì vậy, ta không nhất thiết phải chối bỏ bản năng mà nên tận dụng nó. Khoa học đã chứng minh chỉ 20% chất xám của bộ não là dựa trên lý trí, còn 80% còn lại dựa vào bản năng.
Một nghiên cứu cho thấy 45% các nhà điều hành dựa trên trực giác hơn là dữ kiện thực tế khi tiến hành các quyết định kinh doanh. Và một số người đã thành công vang dội.
Hãy xem những ví dụ sau:
- Một trong những nhà sáng lập của Sun Microsystems đã nhìn thấy một mô hình công cụ tìm kiếm sơ khai do hai nghiên cứu sinh phát triển. Ông đã đầu tư 100.000 đô-la cho phát hiện đó và sau này nó đã trở thành Google.
- Michael Eisner đã nghe một câu chuyện trên chương trình truyền hình mới có tên “Ai là triệu phú?”. Có điều gì đó mách bảo ông rằng chương trình này sẽ thành công, vì vậy ông tận tâm đầu tư cho nó.
Khoa học đã chứng minh chỉ 20% chất xám của bộ não là dựa trên lý trí, còn 80% còn lại dựa vào bản năng |
- Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II năm 1945, nhiều giá cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán New York vẫn còn cách xa các mức đỉnh năm 1929. Tương lai chẳng có vẻ gì sáng sủa. Tuy nhiên, John Templeton đã vay một số tiền và mua từng ít cổ phiếu một cho mọi cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch. Vụ đầu tư đó đã mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ trong những năm sau đó.
- Nhiều thập niên sau, nhà tài phiệt George Soros đã gặp may khi nghe theo linh cảm của mình rằng các thị trường tiền tệ đang chuẩn bị có biến chuyển lớn.
Làm thế nào để lắng nghe trực giác?
Sự sáng suốt trong cơ thể bạn rất sâu sắc nhưng cũng vô cùng đơn giản. Khi bạn gạt bỏ hết những mong chờ cũ và mở rộng tâm hồn để chào đón vô số khả năng mới, bạn có thể cảm nhận được con đường đúng đắn nhất nên chọn chỉ đơn giản bằng cách nghe theo cảm xúc của mình, rằng cái nào mới là đúng nhất.
Đây chính là một chìa khóa quan trọng trong việc lắng nghe trực giác, bởi cảm nhận đầu tiên của bạn trước khi bắt đầu nỗ lực cho một việc gì đó thường chính là những việc mà nó sẽ diễn ra. Vì vậy, bạn càng cảm thấy nhẹ nhàng về việc đó, thì chúng sẽ càng khiến bạn hạnh phúc.
Một điều đặc biệt về trực giác đó chính là chúng không thể lý giải được, mà chỉ đơn giản chỉ đường cho bạn thôi. Có thể không phải lúc nào chúng cũng có lý, nhưng nếu chúng cho bạn cảm giác tốt nhất, chắc chắn chúng sẽ dẫn bạn đến thành công. Hãy nhớ rằng, bạn cũng không cần phải giải thích bản thân. Câu trả lời nội tâm sẽ luôn bên cạnh bạn.
3 cách để lắng nghe trực giác
Viết ra sổ tay: Hãy viết những suy nghĩ và cảm giác của bạn ra giấy, dù bạn nghĩ rằng mình chẳng có gì nhiều để nói. Hãy mở lối cho phần trực giác trong tâm trí bạn. Bạn có thể nhận ra câu chữ của mình thật vô nghĩa hoặc thiên về cảm xúc nhiều hơn là lý trí. Nếu vậy, bước kế tiếp, bạn hãy:
Hãy viết những suy nghĩ và cảm giác của bạn ra giấy, dù bạn nghĩ rằng mình chẳng có gì nhiều để nói |
Tắt giọng nói ưa chỉ trích bên trong mình: Thông thường, chúng ta sẽ cố gắng tự biện hộ để xoa dịu những lời chỉ trích đang vang lên trong đầu. Lần này, bạn hãy lắng nghe cảm xúc thật của mình và ngừng quan tâm tới những định kiến. Hãy đối thoại với trực giác mà không sợ hãi hay chế giễu.
Tìm một nơi thanh bình, nơi bạn có thể cho phép cảm xúc của mình tuôn chảy tự do. Bạn có thể vẽ, chơi nhạc, viết văn... bất cứ điều gì cho phép cảm xúc của bạn được phơi bày mà không bị lý trí chi phối.
Ba hoạt động này sẽ giúp bạn liên kết sâu hơn với giọng nói bên trong mình, cho phép bạn dùng trực giác đó áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Vi Nguyễn
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: