12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Hay tỉnh giấc lúc 3-4h sáng, không ngủ lại được, cẩn thận 4 bệnh này đang gõ cửa

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta, nên nếu bạn hay tỉnh giấc vào lúc 3-4h sáng và không ngủ lại được thì bạn nên cảnh giác với 4 bệnh này.

Giấc ngủ chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày và nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Khi con người đi ngủ vào ban đêm, đây là khoảng thời gian then chốt để các mô và cơn quan trong cơ thể tự sửa chữa và điều chỉnh, vì vậy việc thường xuyên thức khuya, chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm giảm khả năng hoạt động của mô và các cơ quan, gây ra hàng loạt bệnh tật.

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người thường thức giấc lúc 3-4h sáng và sau đó không thể ngủ lại được nữa. Về lâu dài, việc này sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể mệt mỏi và thậm chí còn gây hại cho hệ thần kinh, chỉ khi tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để điều trị thì giấc ngủ mới được cải thiện.

Theo các chuyên gia, nếu thường xuyên tỉnh giấc lúc 3-4h sáng và sau đó không thể ngủ lại được nữa thì bạn nên cảnh giác với 4 bệnh sau:

Thứ nhất: Bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân sẽ thức dậy trong khoảng 3-4h sáng, và người ta gọi triệu chứng này là “bình minh tiểu đường”. Vì gần sáng, glucocorticoid trong cơ thể sẽ phản ứng với insulin khiến nó xuống mức thấp nhất.

Trong khi đó, nồng độ insulin ở mức thấp nhất sẽ làm tăng huyết áp, đồng thời gây sụt cân nhanh chóng. Trong trường hợp này, huyết áp không ổn định sẽ khiến dây thần kinh căng thẳng và kích thích vỏ não khiến bạn bị tỉnh giấc. Vì vậy, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.

Thức dậy lúc 3-4h sáng và không thể ngủ lại được có thể là do bệnh tiểu đường gây ra.

Thứ hai: Gan bị tổn thương

Lúc nào cũng thức dậy lúc 3-4h sáng và khó ngủ trở lại thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang bị tổn thương. Bởi khi độc tố trong gan đang tích tụ quá nhiều, nếu không đào thải kịp thời sẽ gây ra tình trạng thường xuyên thức giấc giữa đêm. Do đó, nếu có hiện tượng này thì bạn cần chú ý hơn tới sức khỏe của gan, tránh để gan bị tổn thương quá nặng dẫn đến viêm gan và một số bệnh khác, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thứ ba: Đồng hồ sinh học bị xáo trộn

Thức dậy lúc 3-4h sáng không thể loại trừ nguyên nhân là do đồng hồ sinh học bị xáo trộn. Một người không có giờ đi ngủ cố định, có khi ngủ sớm, có khi đi ngủ rất muộn, làm việc và nghỉ ngơi thất thường sẽ làm cho đồng hồ sinh học trở nên bất thường, khiến bạn rất dễ thức dậy vào lúc 3-4h sáng, thậm chí là không thể ngủ lại được nữa.

Cho nên, nếu gặp trường hợp như vậy thì bạn cần tìm hiểu kỹ xem có liên quan tới công việc và nghỉ ngơi không. Nếu thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý thì bạn nên điều chỉnh lại, đồng thời sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp, đi ngủ vào một giờ cố định để đồng hồ sinh học ổn định, tránh bị rối loạn giấc ngủ.

Thứ tư: Trầm cảm

Trầm cảm là một vấn đề về tâm thần do rối loạn cảm xúc. Một người bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tuyệt vọng, thiếu tự tin, cảm thấy bất lực trong thời gian dài. Người bị trầm cảm nặng nếu không được can thiệp y khoa sớm rất dễ dẫn đến tự tử.

Theo nghiên cứu, có 7% người trưởng thành bị trầm cảm nhưng họ không biết mình bị trầm cảm. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, hầu hết các triệu chứng đầu tiên ở bệnh nhân trầm cảm là mất ngủ và thức giấc sớm, bởi khi con người bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ dẫn đến kích thích não bộ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn bực, mất ngủ, thức giấc lúc 3-4h sáng mà không ngủ lại được thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm.

Nếu hay thức giấc lúc 3-4h sáng mà không ngủ lại được, đồng thời luôn cảm thấy buồn bực thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm, vì rất có thể bạn đang bị trầm cảm.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?

- Điều chỉnh đồng hồ sinh học: Muốn nâng cao chất lượng giấc ngủ thì bạn không nên thức khuya, nên đi ngủ muộn nhất vào lúc 11h tối và thức dậy sớm hơn.

- Không ăn quá no trước khi đi ngủ: Ăn đêm quá no sẽ khiến chất lượng giấc ngủ kém đi do thức ăn cần một khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ (những loại thức ăn rất khó tiêu hóa) vào ban đêm thì sẽ gây ra chứng ợ chua và các vấn đề khác gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, nếu không sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ.

- Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ: Ở chân có rất nhiều huyệt đạo, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ có thể loại bỏ cảm giác lạnh chân, giữ ấm cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng tốc độ trao đổi chất. Hơn nữa, việc này còn giúp giải tỏa mệt mỏi trong ngày, thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp ngủ ngon hơn.

Xem thêm:

Thêm 7 năm vào cuộc sống chỉ bằng cách sống đẹp hơn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/hay-tinh-giac-luc-3-4h-sang-khong-ngu-lai-duoc-can-than-4-benh-nay-dang-go-cua-33970/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY