Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hệ lụy từ nước xịt thơm miệng

Hiện nay bên cạnh những cách chăm sóc răng miệng truyền thống để có một hơi thở thơm tho, xuất hiện nhiều loại sản phẩm hỗ trợ khác như nước xịt thơm miệng.
Hiện nay bên cạnh những cách chăm sóc răng miệng truyền thống để có một hơi thở thơm tho, xuất hiện nhiều loại sản phẩm hỗ trợ khác như nước xịt thơm miệng. Vậy tác dụng của những loại nước này như thế nào?

hôi miệng?

Có một thực tế đó là hơi thở của chúng ta cũng giống như mùi hương cơ thể khác nhau giữa mỗi người, đồng nghĩa với việc không phải ai cũng có “hơi thở thơm tho” như mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hơi thở khó chịu hay còn gọi là hơi thở hôi. Nguyên nhân chủ yếu của hơi thở hôi xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới thức ăn thừa bám lại trên bề mặt lưỡi, giữa kẽ răng hay túi lợi, sau đó các vi khuẩn có trong miệng sẽ phân hủy những phần thức ăn thừa này tạo ra các chất hóa học có mùi.

Các nhiễm khuẩn trong miệng ví dụ sâu răng hay bệnh lý nha chu và ăn các loại thực phẩm như hành, tỏi hoặc hút Thu*c... cũng góp phần gây ra hơi thở có mùi.

Ngoài ra, các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn mũi, họng, viêm amidal hốc, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hoặc rối loạn hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cũng là nguyên nhân gây hơi thở hôi.

Nước bọt có tác dụng làm sạch thức ăn thừa và làm giảm nguy cơ gây sâu răng, vì vậy những người khô miệng cũng có nguy cơ có hơi thở hôi cao hơn những người bình thường.

xịt thơm miệng

Nước xịt thơm miệng có thành phần chủ yếu là các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, một số thành phần hay gặp đó là bạc hà, bách lý hương, quế, cam thảo... Tuy nhiên, một số loại xịt thơm miệng có thêm cồn để làm tăng khả năng sát khuẩn miệng, họng.

Tinh dầu bạc hà giúp cho người dùng có cảm giác hơi thở thơm mát, sảng khoái, các phần tử mùi hương sẽ kích thích các tế bào khứu giác của cơ thể và gây ra các phản ứng tích cực đối với não bộ. Tinh dầu bách lý hương có chứa thymol có tác dụng khử khuẩn rất tốt, tinh dầu quế có tác dụng chống ôxy hóa, vi khuẩn và nấm... Cồn có tính sát khuẩn cao nhưng lại làm khô niêm mạc miệng họng, do đó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn miệng họng, tăng nguy cơ gây ra hơi thở hôi, do đó người dùng dễ bị phụ thuộc vào nước xịt miệng.

Thực tế, nước xịt thơm miệng có tác dụng nhanh trong việc làm giảm mùi hôi ở miệng, được dùng trong trường hợp những người có bệnh lý hôi miệng chưa rõ nguyên nhân hoặc sau khi ăn uống thức ăn có mùi, hút Thu*c và cần làm giảm mùi khẩn cấp, tuy nhiên nó không có tác dụng điều trị nguyên nhân của hôi miệng và tác dụng của nó chỉ kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Việc sử dụng nước xịt miệng thường xuyên đôi khi gây ra sao nhãng việc vệ sinh răng miệng và sự phụ thuộc vào nước xịt miệng.

Đặc biệt đối với người có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, việc sử dụng quá thường xuyên vấn đề không chỉ dừng ở mùi hôi mà còn gây ra những bệnh lý răng miệng nặng nề hơn mà người dùng không hề biết.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm nước xịt miệng có nguồn gốc và giá cả khác nhau, dao động từ 50-200 ngàn đồng, tuy nhiên không phải ai cũng là một nhà tiêu dùng thông thái để lựa chọn được loại sản phẩm nào đáng tin cậy để sử dụng. Khi sử dụng nước xịt miệng không rõ nguồn gốc với nồng độ cồn cao, gây khô miệng kết hợp với tình trạng vệ sinh kém, thậm chí có thể gây ra nhiễm khuẩn miệng, họng, thậm chí tạo môi trường cho nấm miệng phát triển.

Mặc dù không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của nước xịt thơm miệng, đặc biệt trong giao tiếp nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức vào loại nước này. Chúng chỉ nên được dùng trong những trường hợp cần giảm mùi nhanh mà không liên quan đến các tình trạng nhiễm khuẩn miệng hoặc các bệnh lý của đường tiêu hóa, ví dụ như sau khi ăn các đồ ăn có mùi, hút Thu*c lá, liên quan tới giao tiếp nhiều hoặc các trường hợp hơi thở hôi không rõ nguyên nhân.

Để cải thiện được mùi hơi thở, tốt nhất vẫn là vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng, nước súc miệng để ngăn ngừa mảng bám răng, cạo lưỡi hàng ngày kết hợp với khám răng định kỳ 4-6 tháng lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng, cũng như điều trị các vấn đề về tiêu hóa...

Đối với trường hợp bắt buộc phải sử dụng nước xịt thơm miệng như hôi miệng không rõ nguyên nhân và liên quan nhiều tới giao tiếp, người dùng cũng cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc và thành phần trong các sản phẩm nước xịt miệng, tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm không cồn và tăng cường uống nước để làm giảm bớt tình trạng khô miệng.

BS. (Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E Trung ương)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-he-luy-tu-nuoc-xit-thom-mieng-18033.html)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi 8 tuổi, cháu hay bị sốt, ho, nhất là khi trời trở lạnh, đi khám kết quả là viêm phế quản cấp. Vì sao trẻ hay bị viêm phế quản, thưa bác sĩ?
  • Cải xanh còn gọi là cải canh hay cải cay, được dùng trong các bài Thu*c chữa viêm phế quản, ho hen, đờm suyễn...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.