Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Hiểm họa từ không khí ô nhiễm tới sản phụ và thai nhi

Nghiên cứu của đại học Rutgers (Mỹ) đã chỉ ra rằng việc hít thở không khí có chứa những hạt bụi siêu nhỏ sẽ gây hại đến hệ tim mạch của cả mẹ và bé.

đến năm 2025, lượng hạt titan dioxit cỡ nano trong không khí trên toàn thế giới mỗi năm sẽ đạt 2,5 triệu tấn

Nghiên cứu cũng cho thấy, đầu tháng thứ nhất và cuối tháng thứ ba của thai kỳ chính là những thời điểm mà các chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ tim mạch của mẹ và thai nhi.

Bà phoebe stapleton, phó giáo sư tại trường dược ernest mario, khuyến cáo: “những phát hiện này cho thấy những phụ nữ mang thai, những người đang trong độ tuổi sinh đẻ và có thể có con cũng như những người đang điều trị sinh sản nên tránh những nơi có mức độ không khí cao hoặc nên tránh trong nhà vào những ngày khói bụi dày đặc để giảm mức phơi nhiễm. sản phụ cũng nên quan tâm và theo dõi đến chất lượng không khí ở trong nhà của họ.”

Bất cứ thứ gì mà người mẹ hít vào sẽ đều ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn – nơi liên tục thích nghi để cung cấp lượng máu đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi. việc tiếp xúc với những chất ô nhiễm có thể làm co mạch máu, gây hạn chế lưu lượng máu đến tử cung và làm mất khả năng cung cấp ôxy cũng như các chất dinh dưỡng, khiến chậm phát triển. điều này cũng có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ phổ biến như thai chậm tăng trưởng trong tử cung (iugr).

các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ tim mạch của mẹ và vào đầu tháng thứ nhất và cuối tháng thứ 3 của thai kỳ.

Nghiên cứu theo dõi hệ tuần hoàn của những con chuột mang thai và thai của chúng đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi khí titan dioxit – chất thay thế cho những chất thường thấy trong không khí bị điển hình – trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ và so sánh với những con chuột mang thai chỉ được tiếp xúc với không khí đã được lọc với hiệu quả cao.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong thời đầu của thai kỳ có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ tuần hoàn của thai nhi, đặc biệt là động mạch chính và tĩnh mạch rốn. việc tiếp xúc về sau cũng gây ảnh hưởng chủ yếu tới kích thước của do lưu lượng máu hạn chế từ người mẹ sẽ làm mất khả năng dinh dưỡng bào thai vào giai đoạn cuối.

Đối với những động vật không mang thai, dù chỉ là một lần tiếp xúc với những hạt bụi nano cũng sẽ làm suy giảm chức năng của các động mạch trong tử cung. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp xúc vào cuối thai kỳ cũng có thể hạn chế lưu lượng máu của cả mẹ và bé, và tiếp tục ảnh hưởng trẻ cho đến khi trưởng thành.

Bà bầu nên thận trọng với ô nhiễm không khí trong 3 tháng đầu thai kỳ

“Mặc dù công nghệ nano đã đem lại nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như hiệu suất nhiên liệu của phương tiện và năng lượng tái tạo, song thông tin về tác động của thứ hạt này đến mọi giai đoạn phát triển của con người vẫn còn khá ít ỏi.” Bà Stapleton cho biết.

Đến năm 2025, lượng hạt titan dioxit cỡ nano được sản xuất hằng năm trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt 2,5 triệu tấn. Ngoài việc là một thành phần trong không khí ô nhiễm, titan dioxit còn thường được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem chống nắng và phấn phủ.

Yến Nhi

(theo Science Daily)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hiem-hoa-tu-khong-khi-o-nhiem-toi-san-phu-va-thai-nhi-n154829.html)
Từ khóa: ô nhiễm

Chủ đề liên quan:

ô nhiễm sản phụ thai nhi

Tin cùng nội dung

  • Khi mang thai, nếu không may mắc bệnh lao thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ? Bệnh lao có thể gây những nguy hại gì cho thai nhi?
  • Nhờ kỹ thuật xét nghiệm máu đơn giản, bác sĩ không cần phải chọc ối gây đau đớn cho thai phụ mà vẫn dò được bệnh di truyền của thai nhi.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY