Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Hiện tượng co giật cơ bắp cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào?

Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Đây có thể là biểu hiện bình thường (lành tính), nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, không được chủ quan.

co giật cơ bắp là dây thần kinh bị kích thích đột ngột do nhiều nguyên nhân (ảnh minh họa)Các nguyên nhân gây co giật cơ bắp không đáng ngại

- sau khi vận động thể lực gắng sức là do cơ bắp bị mỏi hoặc dây thần kinh bị kích thích đột ngột ví dụ tập gym với cường độ cao, chạy bộ đường dài, bơi lội…mà thiếu sự khởi động ban đầu.

- Thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ, công việc có nhiều căng thẳng, stress...

- Rối loạn điện giải (canxi, magie, kali, natri) do cơ thể bị mất nước như nôn, tiêu chảy, sốt cao…, ăn không đủ chất, kiêng khem quá mức hoặc cơ thể kém hấp thu vì các bệnh rối loạn tiêu hóa.

- Sử dụng nhiều chất kích thích ví dụ cà phê, ca cao, socola, đặc biệt là hút Thu*c vì nicotin trong khói Thu*c có thể gây giật cơ, đặc biệt là cơ chân.

- Do tác dụng phụ của một số Thu*c như corticosteroid, estrogen...

Rối loạn hoạt động các tế bào thần kinh là nguyên nhân sâu xa của sự co giật cơ (ảnh minh hoạ)

Nếu hiện tượng run giật các bắp cơ vẫn xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên cảnh giác trước nguy cơ mắc phải những sau:

Ở người khỏe mạnh, các tế bào thần kinh sẽ kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới dẫn truyền hiệu lệnh từ não đến các cơ bắp diễn ra nhịp nhàng. khi quá trình kết nối này gặp “trục trặc” sẽ gây ra co giật cơ. phần lớn nguyên nhân là do tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng do chứng loạn dưỡng cơ bắp, bệnh thoái hóa thần kinh gây teo cơ hay bệnh teo cơ tủy sống.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nuôi dưỡng sớm tế bào thần kinh đã bị tổn thương sẽ bảo tồn được chức năng của chúng, giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau chính xác hơn. Điều này sẽ cải thiện triệu chứng run giật, đồng thời làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa não.

Co giật mí mắt có thể là dấu hiệu của bệnh khô mắt, tăng nhãn áp… hoặc do sự chèn ép vào tế bào thần kinh kiểm soát các cử động của cơ mặt như bại liệt, đa xơ cứng hoặc hội chứng tourette.

Khi thận làm việc không tốt, có thể gây ra triệu chứng cơ bắp kèm theo mệt mỏi, phù, ngứa da.... nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, hãy lưu ý kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể có thể cải thiện sự co giật cơ (ảnh minh họa)

Ngoài việc sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể tự giúp hệ thần kinh của mình hoạt động tốt hơn bằng cách: nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất khoáng từ hải sản, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, uống đủ nước, giảm bớt lượng caffein, bia, rượu, Thu*c lá hàng ngày.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng thêm các thảo dược truyền thống như Thiên Ma, Câu Đằng có chứa các hoạt chất sinh học tương tự như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, có khả năng nuôi dưỡng, giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, nhờ đó làm giảm tần suất và mức độ run giật cơ. Bên cạnh đó, Thiên ma, Câu đằng còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bổ sung nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa não.

Kim Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hien-tuong-co-giat-co-bap-canh-bao-nhung-benh-nguy-hiem-nao-n156307.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY