Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Hiện tượng dị ứng lúa mì tuyệt đối không được xem thường

Dị ứng lúa mì có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và ngăn ngừa dị ứng trong tương lai. Vì vậy bạn nên biết về loại dị ứng này

dị ứng lúa mì là một loại dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. phản ứng dị ứng xuất hiện khi ăn hoặc hít phải bột lúa mì. tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết, điều trị và phòng tránh dị ứng lúa mì.

Nguyên nhân dị ứng lúa mì

Trong lúa mì có chứa bốn loại protein, bao gồm: albumin, globulin, gliadin và gluten. dị ứng lúa mì là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng với bất kỳ loại protein nào trong lúa mì.

1. Nguồn protein lúa mì

Bên cạnh những thực phẩm được làm từ lúa mì rõ ràng như bánh mì thì có nhiều thực phẩm chế biến, một số mỹ phẩm, sản phẩm để tắm rửa, bột đất sét,…có nguồn protein từ lúa mì, đặc biệt là gluten. thực phẩm có thể chứa protein lúa mì bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, mỳ ống, bột báng, nước tương, xúc xích, thịt nguội, kẹo cao su, hương liệu tự nhiên,…

Nếu bị dị ứng với lúa mì, bạn cũng có thể dị ứng với lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen.

2. Tập thể dục

Ở một số người, triệu chứng dị ứng xuất hiện sau khi người bệnh tập thể dục vài giờ sau khi ăn lúa mì. những thay đổi trong lúc tập thể dục sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng hoặc làm xấu phản ứng của hệ miễn dịch với protein lúa mì. đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lúa mì

Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ dị ứng lúa mì cao hơn người khác:

    Tiền sử gia đình: Nếu bạn có bố mẹ bị dị ứng thực phẩm hoặc một số dị ứng khác chẳng hạn như dị ứng hoa cỏ, bạn có nguy cơ cao bị dị ứng với lúa mì

4. Phân biệt dị ứng lúa mì và bệnh celiac

Bệnh celiac dễ bị nhầm lẫn với dị ứng lúa mì nhưng thực chất chúng khác nhau. celiac không gây ra phản ứng dị ứng, nó hình thành do hệ thống miễn dịch trong ruột gặp vấn đề với việc hấp thụ thức ăn. trong khi dị ứng lúa mì liên quan đến phản ứng dị ứng với protein trong lúa mì.

Những người bị ứng với lúa mì có thể ăn các loại ngũ cốc khác nhưng người bị mắc bệnh celiac không thể ăn bất cứ thực phẩm nào chứa gluten.

Triệu chứng dị ứng lúa mì

Nếu bị dị ứng lúa mì, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn lúa mì hoặc thực phẩm chứa protein lúa mì. các triệu chứng bao gồm:

    Sưng, ngứa hoặc kích thích trong miệng, cổ họng

Ở người dị ứng lúa mì nghiêm trọng có thể xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. các dấu hiệu sốc phản vệ bao gồm:

    Sưng, nghẹn cổ họng

Phản ứng dị ứng thường khác nhau ở mỗi người, một số phản ứng nhẹ chỉ liên quan đến một bộ phận cơ thể nhưng có nhiều người bị ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên ngay khi nhận thấy triệu chứng, hãy liên hệ và thăm khám với bác sĩ.

Chẩn đoán dị ứng lúa mì

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán dị ứng lúa mì:

    Kiểm tra da: một giọt nhỏ chiết xuất từ chất gây dị ứng (bao gồm chiết xuất protein lúa mì) được tiêm vào bề mặt da, thông thường tiêm ở cẳng tay hoặc lưng. Sau 15 phút, nếu xuất hiện vết sưng đỏ, ngứa tại chỗ chích chiết xuất protein lúa mì thì có thể bạn bị dị ứng với lúa mì.

Điều trị dị ứng lúa mì

Để làm giảm triệu chứng dị ứng lúa mì, bác sĩ có thể chỉ định:

    Thu*c kháng histamin: được dùng với tình trạng dị ứng lúa mì nhẹ. Thu*c được dùng để kiểm soát các phản ứng, giảm bớt khó chịu sau khi bạn tiếp xúc với lúa mì.

Trong trường hợp, bạn có phản ứng phản vệ với lúa mì, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp từ cơ sở y tế gần nhất.

Phòng tránh dị ứng lúa mì

Điều quan trọng nhất để tránh dị ứng lúa mì là không ăn lúa mì và thực phẩm chứa lúa mì. vì vậy, bạn hãy:

    Luôn đọc nhãn thực phẩm để xác định thực phẩm có chứa protein lúa mì hay không. Vì protein lúa mì, đặc biệt là gluten chứa trong nhiều loại thực phẩm.

Dị ứng lúa mì có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nên ngay khi phát hiện triệu chứng dị ứng thì nên thăm khám với bác sĩ.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hien-tuong-di-ung-lua-mi-tuyet-doi-khong-duoc-xem-thuong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY