Dinh dưỡng hôm nay

Hiểu biết về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa

1. Khái niệm :

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:

         a) viêm xoang hàm,

         b) viêm xoang sàng,

         c) viêm xoang trán,

         d) viêm xoang bướm,

         e) viêm nhiều xoang một lúc

Các xoang cạnh mũi là gì?

        - Các xoang cạnh mũi là các khoang lấp đầy không khí với phần đặc là các xương của hộp sọ, các khoang này làm giảm trọng lượng hộp sọ, phần không khí trong khoang chủ yếu là ở 4 cặp khoang hai bên. Hai xoang trán ở ngay phía sau trán, hai xoang lớn nhất ở phía sau hai má.

        - Hai xoang bướm và hai xoang sàng nằm ở sâu hơn phía sau mắt và hai xoang lớn nhất. Các xoang được lót bởi các tế bào tiết nhầy. Không khí vào xoang xuyên qua lỗ xương nhỏ thông với đường mũi, gọi là lỗ. Nếu những lỗ này bị tắc, không khí không thể vào xoang được và đồng thời chất nhày do tế bào lót xoang tiết không thể thải ra ngoài.

Thế nào là viêm nhiều xoang?

        - Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.

        - Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).

2. Nguyên nhân

        - Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

        - Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

        - Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

        - Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

        - Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

        - Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

        - Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

3. Triệu chứng

a. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

        - Xoang hàm: nhức vùng má.

        - Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

        - Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

        - Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

 b. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

        -  Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

c. Nghẹt mũi: Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

d. Ngứa mũi: Dị ứng mũi xoang.

e. Điếc mũi:

        - Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

        - Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

        - Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.

4. Các biến chứng hay gặp ở mắt

        - Áp xe mí mắt : Là biến chứng của những viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm). Mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau. Rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Độ 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.

        - Viêm túi lệ: Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 hôm túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.

        - Viêm tấy ổ mắt: Viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.

        - Viêm dây thần kinh thị giác (dây thần kinh chi phối mắt): Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Trong những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại rất mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.

         Ở trẻ em, viêm xoang cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời.

5. Điều trị

Sau đây là những việc có thể làm để cảm thấy đỡ hơn khi bị viêm xoang cấp tính:

        - Nghỉ ngơi thật nhiều. Nằm xuống có thể làm cho các xoang bị nghẹt, vì vậy hãy cố nằm một bên mà giúp bạn cảm thấy dễ thở nhất. Bạn cũng có thể kê người cao lên bằng một cái gối.

        - Uống nhiều nước nóng và nước

        - Dùng nhiệt ẩm bằng cách đắp một cái khăn ấm, ẩm lên mặt hay hít hơi nước qua một tấm vải hay khăn. Điều này sẽ làm xoa dịu các xoang bị nén và giúp khai thông các ống xoang

        - Hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi dùng Thu*c cảm lạnh loại không kê toa. Vài loại Thu*c cảm có thể làm cho các triệu chứng trở nên tệ hơn và gây ra những vấn đề khác

        - Đừng sử dụng Thu*c thông mũi dạng xịt lâu hơn 3 ngày, chỗ sưng tấy trong xoang có thể nặng hơn khi bạn ngưng dùng Thu*c

        - Tránh thức uống có cồn, chúng có thể làm cho vết sưng tấy trong xoang nặng thêm.

        - Súc ống xoang bằng nước muối. Bạn có thể mua dung dịch này ngoài hiệu Thu*c hay hỏi bác sĩ cách pha chế nó tại nhà.

         Nếu bạn đã điều trị theo tất cả các biện pháp nêu trên mà vẫn không thấy đỡ thì bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh thần kinh tiền đình.

7. Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

        - Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

        - Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

        - Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

        - Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.

        - Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

        - Khi có các triệu chứng ban đầu như: hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

8. Phương pháp xoa bóp chữa viêm xoang

        -  Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, trước tiên xoa 2 tay vào nhau cho nóng lên, lấy tay trái xoa từ bên phải trán sang bên trái trán, rồi dùng tay phải xoa ngược lại, làm đi làm lại mỗi bên 5 lần. Sau đó, dùng ngón giữa của cả 2 tay xoa từ giữa xuống 2 bên  mũi, cho đến  cuối cánh mũi (huyệt nghênh hương), đều tay day huyệt nghênh hương 5 cái, làm như vậy 5 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay trỏ day vào huyệt này khoảng 20 lần, khi ấn thấy huyệt hơi đau là được. Hàng ngày xoa bóp vào buổi sảng khi vừa ngủ dậy, buổi trưa khi nghỉ ngơi và buổi tối trước khi đi ngủ, rất có hiệu quả.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c54075c76801b1db803b682)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY