Tiêm khớp và tổ chức phần mềm cạnh khớp là một liệu pháp dùng kim tiêm đưa Thuốc vào ổ khớp hoặc phần mềm cạnh khớp để điều trị tại chỗ một số bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, thoái hóa khớp...
Tiêm khớp và tổ chức phần mềm
cạnh khớp là một liệu pháp dùng kim tiêm đưa Thuốc vào ổ khớp hoặc phần mềm
cạnh khớp để điều trị tại chỗ một số bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp,
bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, thoái hóa khớp... Thực tế có nhiều bác
sĩ do không nắm vững chỉ định cũng như lạm dụng việc tiêm vào khớp đã gây ra
nhiều hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
Một phương pháp hiệu quả
Đây là một trong những phương
pháp điều trị tại chỗ có hiệu quả được áp dụng nhiều trên lâm sàng từ những năm
50 của thế kỷ trước. Trên thực tế lâm sàng, tiêm khớp và tiêm phần mềm cạnh
khớp bằng chế phẩm steroid dạng dung dịch treo như hydrocortison acetat,
methylprednisolon (depo - medrol)... là phương pháp được áp dụng nhiều nhất do
đạt được hiệu quả điều trị tốt, đáp ứng điều trị trong thời gian ngắn và an
toàn trong điều trị nếu tuân thủ đúng chỉ định và thực hiện đúng quy trình.
Tiêm khớp bằng các chế phẩm
coticosteroid có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm phù nề tại chỗ rất nhanh,
do vậy đã có hiệu quả làm giảm các triệu chứng sưng, đau và cải thiện vận động
cho người bệnh trong một thời gian ngắn. Mặt khác, do tiêm steroid tại chỗ nên
đã tránh được hầu hết các tác dụng phụ do dùng nhóm Thuốc steroid đường toàn
thân như yếu cơ, da mỏng và dễ bầm tím khi va chạm, loét dạ dày hành tá tràng,
nguy cơ tăng huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương...
Tại Khoa Khớp, Bệnh viện Bạch
Mai, tiêm khớp đã được áp dụng điều trị trong lĩnh vực khớp học trên 40 năm nay
và ngày càng chứng minh đây là một phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, có
hiệu quả và chi phí thấp trong điều trị tại chỗ một số bệnh lý xương khớp.
Do tính ưu việt của phương
pháp điều trị này nên hiện nay, có nhiều cơ sở y tế và cán bộ y tế đã lạm dụng
điều trị trong khi không nắm vững được chỉ định, chống chỉ định cũng như kỹ
thuật tiêm và đã gây ra các hậu quả đáng tiếc cho người bệnh như nhiễm khuẩn
tại vị trí tiêm, viêm khớp nhiễm khuẩn, đứt gân, teo cơ, hủy xương... Đây là
một thực trạng cần phải khuyến cáo cho cán bộ y tế và người bệnh phải cẩn trọng
khi áp dụng liệu pháp điều trị này.
Cần chọn đúng Thuốc để tiêm
Một thực trạng cần phải chấm
dứt là do thiếu hiểu biết nên nhiều người đã sử dụng cả Thuốc kháng sinh,
vitamin B12, thậm chí cả các Thuốc chống viêm không steroid (voltaren,
felden...) để tiêm vào ổ khớp. Điều này rất nguy hiểm vì các Thuốc này sẽ gây
phản ứng viêm mạnh ở màng hoạt dịch khớp, gây tổn hại nghiêm trọng đến các tổ
chức hoạt dịch, sụn khớp... làm khớp sưng to, rất đau, có thể dẫn đến hậu quả
viêm dính khớp, làm khớp mất khả năng vận động. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh
rằng, hiện nay, chỉ nên sử dụng các Thuốc sau đây để tiêm khớp như: các chế
phẩm steroid ở dạng dịch treo, chậm tan như hydrocortison acetate, diprospan,
depo - medrol. Một số Thuốc tiêm khớp đặc biệt khác: acid osmic 1%, men anpha
chymotrypsin, các chất đồng vị phóng xạ Au198, Er169... dịch nhờn nhân tạo:
acid hyaluronic sodium, hyalgan, go - on, sylvic...
Tiêm khớp và tiêm phần mềm
cạnh khớp cần phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa (phòng tiểu
thủ thuật với các điều kiện vô trùng bảo đảm), do các bác sĩ chuyên ngành nội
khoa, chấn thương chỉnh hình được đào tạo về chuyên ngành cơ xương khớp thực
hiện.
Các tai biến thường gặp khi
tiêm khớp
Nhiễm khuẩn khớp tiêm dẫn đến
viêm mủ: do không thực hiện tốt quy tắc vô khuẩn khi tiêm, tiêm Thuốc quá liều
lượng, Thuốc tiêm không đảm bảo... Đây là một
tai biến nặng cần phải xử lý kịp
thời và điều trị kháng sinh liều cao càng sớm càng tốt.
Teo da, mất sắc tố da tại chỗ
tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí hoặc tiêm quá nông.
Rất hiếm gặp
tai biến do biểu
hiện kích thích hệ phó giao cảm do bệnh nhân quá sợ hãi, tiêm Thuốc vào mạch
máu hoặc tiêm quá nhanh: bệnh nhân thấy choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm
giác tức ngực, khó thở, rối loạn cơ tròn... Trong trường hợp này, cần: đặt bệnh
nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử
lý cấp cứu khi cần thiết.
PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HOA
(Khoa Khớp, BV Bạch Mai)