12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Hiểu đúng về bệnh viêm mũi dị ứng - Nỗi “phiền toái” của 40% dân số

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 20-40% dân số và có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Vậy viêm mũi dị ứng là gì

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại các tác nhân gây kích thích bằng các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Thông thường, có ba loại viêm mũi dị ứng là theo mùa, quanh năm và do nghề nghiệp.

Viêm mũi dị ứng thường theo mùa, quanh năm và do nghề nghiệp - ( Ảnh: matsudo-ecs.com)

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Là tình trạng bệnh xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm. Thường gặp nhất là mùa xuân, vì đây là thời điểm dễ tái phát bệnh, khí hậu nóng ẩm, nhiều phấn hoa trong không khí.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Xuất hiện khi bạn hít phải dị nguyên hay nói đơn giản hơn là các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, điển hình như: phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông...

- Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp: Thường xảy ra với những ngành nghề như làm cao su, làm bánh, thợ cắt, tạo kiểu tóc, nhà sinh vật học, bác sĩ thú y…

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng, tuy nhiên phổ biến nhất chính là các nguyên nhân như: môi trường, di truyền hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất gây dị ứng.

- Môi trường: Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa; Do người bệnh hít phải bụi, lông vũ, phấn hoa, ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt... có trong đệm, búp bê lông thú...), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy)...

Lông động vật là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng - (Ảnh: parentology).

- Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trường hợp bố hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì 30% con cái sẽ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh còn gặp ở những người có sức đề kháng yếu, có cấu tạo mũi và xoang khác lạ, vẹo vách ngăn...

- Dị ứng: Dị ứng với hải sản, sữa, trứng, tôm, cua… hay các thành phần của thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, vaccine...

Bệnh viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, việc xác định đúng và chính xác nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết.

3. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện thành từng cơn. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra sau một đáp ứng viêm, liên quan đến giải phóng histamin - Một chất trung gian hóa học trong phản ứng dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng ở niêm mạc mũi. Các triệu chứng sẽ bắt đầu từ nhẹ với biểu hiện đầu tiên ở mũi, sau đó khó chịu nhiều hơn do ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng bao gồm: Hắt hơi; Sổ mũi; Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể; Ho; Nghẹt mũi; Viêm hoặc ngứa họng; Chảy nước mắt; Đau đầu thường xuyên; Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên; Mí mắt sưng nề, quầng thâm; Cơ thể mệt mỏi…

Nếu không cải thiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành viêm mũi dị ứng mạn tính, kèm theo các triệu chứng như ù tai, loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm... Được biết, khoảng 40% người từ mắc bệnh viêm mũi dị ứng chuyển sang mắc bệnh hen. Ngoài ra, bệnh cũng có thể tiến triển thành viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của bệnh nhân

4. Phân biệt viêm mũi và viêm mũi dị ứng

Rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường, điều này khiến việc điều trị không đạt hiệu quả, thậm chí dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Do đó, việc phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường rất quan trọng. Dựa vào các yếu tố nhận biết dưới đây, bạn sẽ phần nào đoán được chính xác tình trạng bệnh của mình:

- Viêm mũi dị ứng: Hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mũi… Triệu chứng diễn biến nhanh và đột ngột; Dịch mũi lỏng như nước lã...

- Viêm mũi: Hắt hơi ít, nghẹt mũi là chủ yếu; Dịch mũi dạng nhầy đặc; Cơ thể mệt mỏi có thể sốt hoặc ớn lạnh…

5. Cách chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng:

Hãy đến gặp các y bác sĩ chuyên khoa khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về các triệu chứng của bạn để xác định loại viêm mũi dị ứng (theo mùa, quanh năm hay nghề nghiệp). Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn làm thử nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng trên da. Dựa trên vùng da có xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, bác sĩ sẽ biết chính xác nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm máu, hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST). RAST sẽ giúp kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu của bạn.

6. Làm thế nào để điều trị bệnh viêm mũi hiệu quả?

Nhìn chung việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không quá phức tạp nhưng cần xác định chính xác nguyên nhân, dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp, tránh các tác nhân kích thích bệnh bùng phát.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Để tránh các tác nhân gây viêm mũi dị ứng (mạt bụi, lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc…) bạn nên áp dụng một số biện pháp như: Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường; Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống; Hạn chế đi đến những nơi có nhiều yếu tố dị nguyên (vườn hoa, nhà kho nhiều bụi, khu vực có nhiều nấm mốc…); Hạn chế tiếp xúc với các loại thú cưng; Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch và ẩm mũi; Sử dụng máy lọc không khí để hạn chế sự phát triển của bụi bẩn trong môi trường sống...

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Các loại thuốc dị ứng thường được bác sĩ chỉ định dùng như:

- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Thuốc kháng histamine có thể ở dạng uống hoặc xịt mũi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ.

- Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: Thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn. Tuy nhiên, bạn không nền dùng quá 3 ngày

- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

- Thuốc kháng leukotriene

- Giảm mẫn cảm đặc hiệu: Hiệu quả tốt với dị ứng phấn hoa theo mùa, thời gian ít nhất 3 năm. Tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi

Lưu ý, trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé!

7. Bí quyết giúp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở người lớn

Với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với môi trường, thời tiết cần lưu ý bảo vệ bảo thân để tránh mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là sau khi ăn, trước và sau khi ngủ. Tốt nhất nên súc miệng bằng nước muối ngày 2-3 lần liên tục để cổ họng tránh viêm nhiễm.

- Không nên tắm nước lạnh, nên tắm nước ấm trong phòng kín gió, lau khô người ngay khi tắm xong.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là chăn, gối, ga, đệm, vải bọc… để hạn chế mạc bụi phát triển, giữ cho không gian thoáng mát, tránh nấm mốc.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa là một cách giúp bạn có không gian sống trong lành, phòng bệnh viêm mũi dị ứng - (Ảnh: orbitmetro)

- Không nên nuôi chó, mèo hoặc một số vật nuôi nhiều lông khác trong nhà. Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vật nuôi.

- Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích.

- Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, bạn cần giữ cho cơ thể đủ ấm bằng cách mặc đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ, tay đi găng, chân đi tất…

- Uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất bạn nên uống từ 2 - 3 lít nước.

- Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Cụ thể, hãy bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại trái cây giàu vitamin C (chanh, cam, quýt, bưởi…), thực phẩm có tính chất ấm (gừng, tỏi, nghệ…).

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ…) cũng là một cách giúp bạn nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh và phòng bệnh hiệu quả.

- Khi đã có các triệu chứng của bệnh, cần đi khám và điều trị sớm, tránh dễ dẫn đến các biến chứng.

8. Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng với trẻ nhỏ

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa hoàn thiện và dễ bị dị ứng. Vì thế, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc hợp lý, khoa học để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ:

Dạy cho trẻ thói quen đeo khẩu trang là cách giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng - (Ảnh:arabnews.jp)

- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và họng cho trẻ. Đồng thời dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, trong lành. Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi không khí khô hoặc máy lọc không khí để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ một cách tốt nhất.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, bụi bẩn, nấm mốc.

- Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.

- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây để tăng sức đề kháng, giúp hô hấp hoạt động tốt hơn.

- Đối với trẻ sơ sinh, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu viêm mũi hoặc sổ mũi kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

9. Kết luận:

Nhìn chung, bệnh viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của chúng ta. Để phòng tránh và kiểm soát viêm mũi dị ứng, mỗi người cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân đối, lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn, vệ sinh nhà cửa trong lành; tránh xa các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen nhé!

Ng

c Duyên

Theo Ng

ườ

i

đư

a tin










Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/hieu-dung-ve-benh-viem-mui-di-ung--noi-phien-toai-cua-40-dan-so-32309/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY